Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ: Đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD năm 2025
Chúng ta thấy được Lâm nghiệp Việt Nam đóng góp gần 16% vào GDP, tốc độc tăng trưởng ngành 3%, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới gần 8 tỉ USD năm 2017, tương ứng với 21% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành lâm nghiệp và tiêu thụ nội địa trên 1,5 tỉ USD.
Mức độ tăng trưởng bình quân của ngành gỗ qua 18 năm qua là 15%, cao hơn 5 lần so với tăng trưởng ngành nông nghiệp, cao hơn gấp đôi tăng trưởng GDP các năm qua. Đó là một trong số rất nhiều những đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”, và ông cũng nhận định, dư địa phát triển của ngành gỗ còn rất lớn, nên đặt ra mục tiêu xuất khẩu cao hơn kế hoạch mà ngành gỗ đưa ra trong hội nghị này. Theo tính toán, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ước đạt 10-11 tỉ USD, năm 2020 đạt 12-13 tỉ USD và năm 2025 đạt 15 tỉ USD, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá con số này vào năm 2025 có thể sẽ đạt 18- 20 tỉ USD. Như vậy, đó có thể coi là mục tiêu mà người đứng đầu chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong những năm tới. Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng đến năm 2025, chế biến gỗ sẽ trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Việt Nam chuyển mình từ một quốc gia phải nhập khẩu gần 70% nguyên liệu thành trung tâm sản xuất đồ gỗ chất lượng, xây dựng được thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới. “Những con số này không phải viển vông. Tôi đã nghe ý kiến của các doanh nhân, các hiệp hội, các địa phương, đều có nguyện vọng phát triển này”, Thủ tướng nhấn mạnh, vì hiện nay gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới. Nhấn mạnh đất nước ta “tam sơn tứ hải nhất phân điền” (đồi núi chiếm ¾ diện tích), Thủ tướng cho rằng cần đánh giá xem việc ứng xử, sử dụng tiềm năng này ở mức độ nào, và cần làm gì để phát huy tiềm năng của đất nước. Theo Thủ tướng, ngành lâm nghiệp đóng góp gần 16% vào GDP thì xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ chiếm đến 21% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp, đạt gần 8 tỉ USD trong năm qua.
Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch đạt trên 8 tỉ USD năm 2017 và 6 tháng đầu năm nay đã đạt 5,3 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành 13%/năm trong giai đoạn 2010- 2017. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý ngành gỗ còn hạn chế là nguồn nguyên liệu phát triển chưa bền vững, chất lượng gỗ rừng trồng còn thấp. Việc hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn yếu. Sản phẩm gỗ Việt Nam cũng chưa tạo dựng được thương hiệu... Một vấn đề gây khó cho doanh nghiệp là yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao, nhiều nước ban hành các quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ đảm bảo 100% hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững… Đây là những thách thức mà ngành đang phải đối mặt. “Chúng ta còn trăn trở khi nhiều mặt hàng hoàn toàn có thể sản xuất được, bảo đảm chất lượng mà vẫn phải nhập khẩu, do không có thương hiệu để cạnh tranh, ngay ở thị trường trong nước” Thủ tướng bày tỏ. Nhấn mạnh bất cập về thực thi pháp luật về lâm sản, Thủ tướng tái khẳng định chủ trương kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ gợi ý một số giải pháp cho ngành. Đó là các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải tập trung triển khai hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong đó có điểm mới quan trọng là coi lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản, khuyến khích đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, đổi mới khoa học công nghệ trong trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu...
CẨM LÊ – GV 103
- Ngành chế biến gỗ Việt Nam hướng đến sản xuất có bản quyền
- Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
- Đạt trên 5 tỷ USD, xuất khẩu lâm sản tăng trưởng ngoạn mục
- Ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất, nhập khẩu lâm sản
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phản đối thông tin cáo buộc của EIA về gỗ nhập khẩu từ Campuchia.
- Ngành gỗ gỡ khó nguyên liệu đầu vào để về đích
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 101
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 100
- Phát triển ngành gỗ bền vững: Nhà nước cần quan tâm tổng thể phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 99
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh