Ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất, nhập khẩu lâm sản
Ngày 30/7, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và mẫu vật các loài thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Gỗ rừng đạt tiêu chuẩn FSC được Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang thu mua,
chế biến để xuất khẩu. Ảnh: Quang Cường/TTXVN
Theo ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý xuất, nhập khẩu lâm sản, mẫu vật CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Đồng thời, phối hợp kiểm tra, kiểm soát lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu; đấu tranh, xử lý việc buôn lậu và vận chuyển trái phép lâm sản, mẫu vật các loài thuộc danh mục CITES qua biên giới.
Hai bên cũng sẽ phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản và buôn bán quốc tế mẫu vật các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thuộc phụ lục CITES.
Về trao đổi thông tin, tài liệu, Tổng cục Hải Quan sẽ cung cấp thông tin cho Tổng cục Lâm nghiệp về số liệu thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản; các vụ việc bắt giữ lâm sản…
Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin về những quy định pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, mẫu vật CITE; thủ tục hành chính về xuất, nhập khẩu lâm sản và mẫu vật CITES; danh mục các loài thuộc CITES, thông tin về nhận dạng các loài thuộc CITES và các mẫu giấy phép CITES của Việt Nam; sai phạm, vụ việc liên quan đến giấy phép, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu các mẫu vật loài thuộc danh mục CITES; việc xác nhận lâm sản, nguồn gốc lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh... khi Tổng cục Hải quan có nhu cầu.
Hai bên sẽ phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các đơn vị ở địa phương thực hiện quy chế này; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Cục Hải quan và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy chế phối hợp với phù hợp với nội dung quy chế này.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đánh giá, quy chế phối hợp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong xuất nhập khẩu lâm sản, giải quyết những khó khăn vướng mắc để đảm bảo sự thông quan quốc tế, lợi ích quốc gia như liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm...
Hai bên sẽ lên kế hoạch tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả của quy chế phối hợp từ Trung ương xuống địa phương, ông Nguyễn Văn Cẩn nói.
Bích Hồng (TTXVN)
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phản đối thông tin cáo buộc của EIA về gỗ nhập khẩu từ Campuchia.
- Ngành gỗ gỡ khó nguyên liệu đầu vào để về đích
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 101
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 100
- Phát triển ngành gỗ bền vững: Nhà nước cần quan tâm tổng thể phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 99
- CÁC NƯỚC CHÂU PHI: đã cấm khai thác gỗ
- HỘI THẢO NGÀNH GỖ THẾ GIỚI: Vai trò của gỗ trong thiết kế và xây dựng
- Gỗ Sồi biến đổi nhiệt tại hội chợ quốc tế đồ gỗ và nội thất Singapore (iFFS) - tháng 3/2018
- Vương quốc Anh: Nhà máy axetylat gỗ tricoya đầu tiên trên thế giới khởi công
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh