Ra mắt công cụ tính vòng đời trực tuyến mới và bản đồ tương tác về rừng bền vững
"Không còn xa nữa, ngày càng có nhiều các kiến trúc sư, nhà thiết kế, doanh nghiệp và khách hàng của họ sẽ biết rằng gỗ họ đang dùng, đã mua hoặc đã xác định mua có nguồn gốc hợp pháp và bền vững." - Michael Snow
Ông Michael Snow, Giám đốc điều hành AHEC tại Washington DC
“Không có nhiều thách thức hơn so với một số ngành khác”
Hiện nay nhu cầu về các bằng chứng liên quan tới sự tác động về môi trường ngày càng cao; từ dấu chân carbon theo hành trình gỗ từ nguồn đến điểm phân phối, cho đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo và ô nhiễm nước đòi hỏi trong quá trình vận chuyển và chế biến. Tóm lại, dữ liệu phân tích vòng đời môi trường (LCA) thỏa mãn yêu cầu này.
Điều này dường như là một rào cản thị trường khác đối với ngành gỗ khi muốn được minh bạch, đặc biệt khi ngành này thường phải chịu sự giám sát môi trường lớn hơn các loại vật liệu xây dựng và sản xuất khác. Tuy nhiên, đối với gỗ cứng Hoa Kỳ, ít nhất đến thời điểm hiện giờ nó không còn là vấn đề gây trở ngại như với một số loài gỗ khác. Nhờ có sự ra đời của Công cụ LCA trực tuyến của Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) đang sẵn có trên trang web hàng đầu www. americanhardwood.org. Điều này mang lại cho ngành gỗ công cụ tạo ra một loạt các dữ liệu về tác động môi trường trên cơ sở vận chuyển từng m3 gỗ xẻ sấy khô, của bất kỳ loài gỗ cứng thương mại chính nào của Hoa Kỳ, với bất kỳ độ dày nào hay tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Có thể nói rằng trong lĩnh vực gỗ, công cụ này hoàn toàn độc đáo. Hơn thế nữa, nó cũng hứa hẹn sẽ cho phép chuỗi cung ứng gỗ biến LCA thành lợi thế của mình và sử dụng nó trong việc xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh cho gỗ cứng Hoa Kỳ. Có lẽ thách thức chính mà chúng ta đang đối mặt là nguồn lực và ngành công nghiệp hoạt động trên quy mô châu lục, và cung cấp dữ liệu hợp pháp về các kịch bản vận chuyển cũng không dễ dàng. Thêm một mức độ khó khác là quyết định của chúng ta khi cung cấp dữ liệu về 22 loài gỗ cứng chính của Hoa Kỳ, thay vì chỉ là gỗ cứng Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng tôi đã phải xử lý một lượng lớn dữ liệu mà chúng tôi muốn cung cấp ở định dạng dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ hình dung và linh hoạt về các loài và kịch bản vận chuyển.
www.americanhardwoods.org
“Toàn bộ khu rừng, theo loài, được lập bản đồ 5 năm một lần”
Một nguồn thông tin quan trọng mà công cụ sử dụng là cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng của Cơ quan kiểm lâm Hoa Kỳ (USFS). Đây là nguồn thông tin được cho là toàn diện nhất và cập nhật về gỗ trên toàn thế giới và đã được đối chiếu từ đầu thế kỷ 20, mặc dù phương pháp được sử dụng hiện nay hơi khác. Bây giờ dữ liệu được cập nhật theo vùng trên cơ sở luân phiên liên tục, do đó toàn bộ khu rừng, theo loài, được lập bản đồ 5 năm/lần. Bên cạnh các biểu đồ mẫu truyền thống để tính toán, USFS còn sử dụng hình ảnh vệ tinh và công nghệ viễn thám khác. Dữ liệu USFS toàn diện này cũng được sử dụng trong bản đồ rừng tương tác của AHEC. Đây là một phần quan trọng, hiệu quả với công cụ LCA và cho thấy quy mô rừng Hoa Kỳ, tỷ lệ tái tạo, gieo hạt và thu hoạch ngay ở cấp hạt. Đặc biệt điều ấn tượng ở đây là cơ sở tính toán thời gian tăng trưởng đến từng giây của từng m3 với một loài cụ thể trong rừng gỗ cứng rộng lớn của Hoa Kỳ. Để tính toán tốc độ tăng trưởng của các loài khác nhau, công cụ LCA của AHEC lấy dữ liệu tăng trưởng rừng của USFS, trừ số liệu về tỷ lệ tử vong của cây tự nhiên và tính toán thời gian khi có thêm từng m3 vào rừng gỗ cứng rộng lớn của Hoa Kỳ. Ví dụ, sồi đỏ, loài gỗ nhiều nhất, tăng trưởng với thời gian 0,57 giây, trong khi một loài gỗ ít phong phú hơn, như óc chó, mất 6,84 giây”. Trong khi các nhà sản xuất sản phẩm gỗ được xem là đối tượng chính của công cụ AHEC, thì các ngành cung ứng gỗ cũng được kỳ vọng là những người dùng quan trọng. Cũng như vậy, các kiến trúc sư và các nhà đầu cơ khác là những mục tiêu chính trong các sáng kiến phát triển thị trường và quảng cáo khác của AHEC. Đối với họ đó là “một công cụ nữa để đảm bảo cho các khách hàng của họ có những nguyên liệu sử dụng đảm bảo về mặt môi trường”. Cuối cùng, công cụ LCA của AHEC cho thấy một câu chuyện môi trường tích cực đối với việc sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ trên toàn cầu. Có lẽ thông điệp gửi tới hầu hết người dùng tiềm năng là công cụ chứng minh quy mô và tốc độ tăng trưởng của rừng Hoa Kỳ bù đắp các tác động của việc xử lý vvà vận chuyển làm cho gỗ cứng Hoa Kỳ trở thành vật liệu sản xuất, xây dựng (ngày một tốt hơn) ở bất cứ đâu trên thế giới mà nó được sử dụng.
Michael
GV09 - PT GCHK
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lan đến Việt Nam
- Thay đổi yêu cầu nhập khẩu gỗ vào Australia
- Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng mạnh bất chấp nhu cầu đồ nội thất toàn cầu suy giảm
- Ngành chế biến gỗ - Cần các chính sách hỗ trợ cụ thể để bứt phá
- Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ: Đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ USD năm 2025
- Ngành chế biến gỗ Việt Nam hướng đến sản xuất có bản quyền
- Lần đầu tiên, Thủ tướng chủ trì “hội nghị Diên Hồng” ngành gỗ
- Đạt trên 5 tỷ USD, xuất khẩu lâm sản tăng trưởng ngoạn mục
- Ký kết quy chế phối hợp trong quản lý xuất, nhập khẩu lâm sản
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phản đối thông tin cáo buộc của EIA về gỗ nhập khẩu từ Campuchia.
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu