Triển vọng đồ nội thất thế giới thuận lợi trong năm 2022 và 2023
Theo Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), ước tính thị trường đồ nội thất trên thế giới năm 2021 sẽ vượt 500 tỷ USD, đây là sự phục hồi mạnh, chủ yếu là do đóng góp lớn từ châu Âu và châu Á.
Ước tính này dựa trên việc xử lý dữ liệu từ các nguồn chính thức, bao gồm 100 quốc gia quan trọng nhất. Nhu cầu tăng mạnh trên toàn cầu với sự khác biệt giữa các quốc gia và các phân khúc.
Tuy nhiên, tăng trưởng trong sản xuất phải chịu một loạt hạn chế như: khan hiếm nguyên liệu và giá ngày càng tăng, gây khó khăn cho chuỗi cung ứng, chi phí vận tải cao do thiếu container.
Hơn nữa, những bất ổn địa chính trị từ việc tiếp tục hạn chế thương mại và thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực đồ nội thất. Hơn một nửa trị giá đồ nội thất trên thế giới là ở châu Á và Thái Bình Dương.
Các thị trường sản xuất đồ nội thất chính là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ, Đức và Italia. Trong 10 năm qua, thương mại quốc tế về đồ nội thất đã phát triển nhanh hơn sản xuất sản phẩm đồ nội thất luôn chiếm khoảng 1% thương mại quốc tế, đạt khoảng 152 tỷ USD trong năm 2018 và 2019. Đại dịch đã gây ra tình trạng trì trệ vào năm 2020, nhưng năm 2021 là một năm tăng trưởng mạnh.
Triển vọng thương mại quốc tế đối với đồ nội thất trong năm 2022 và 2023 cũng thuận lợi, nhưng vẫn còn nhiều bất ổn xuất phát từ hạn chế nguồn cung, chi phí năng lượng và các vấn đề về logistics.
Triển vọng cho năm 2022 và 2023 là thuận lợi, nhưng không chắc chắn do các hạn chế từ nguồn cung và các vấn đề vận tải. Phần lớn thương mại quốc tế về đồ nội thất là từ Trung Quốc, Việt Nam, Ba Lan, Đức, Italia, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Hà Lan.
Người tiêu dùng tăng chi phí sử dụng đồ nội thất Về phía người tiêu dùng, sau thời gian nghỉ giãn cách, ngôi nhà trở thành rất quan trọng cho gia đình, bởi vừa là không gian sinh hoạt vừa là nơi làm việc.
Do đó, người tiêu dùng quan tâm và chú ý hơn tới việc sự dụng các không gian thật hữu ích phù hợp cho cả gia đình, do đó các sản phẩm nội thất kiểu mô-đun cũng đang phù hợp cho để làm việc tại nhà.
Người tiêu dùng đầu tư vào việc cải thiện không gian sống, thường phân bổ cho đồ nội thất một phần thu nhập đáng kể do chi tiêu cho các hoạt động giải trí khác giảm. Vì lý do này, sự suy giảm tiêu thụ đồ nội thất do đại dịch toàn cầu gây ra vào năm 2020 đã bị hạn chế về quy mô, ảnh hưởng đến các sản phẩm đồ nội thất khác nhau theo những cách khác nhau.
Trong đó, đồ nội thất văn phòng là bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sự sụt giảm đầu tư của cả ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2021, thương mại đồ nội thất đã tăng trưởng mạnh trở lại, với mức tiêu thụ đồ nội thất đạt mức cao hơn nhiều so với trị giá Tăng trưởng mạnh mẽ đã tiếp tục trở lại vào năm 2021, với trị giá tiêu thụ đồ nội thất đạt mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch. Báo cáo “Triển vọng đồ nội thất Thế giới” của CSIL, được phát hành vào tháng 12/2021 như sau: Ước tính dựa trên số liệu thực tế từ 100 quốc gia quan trọng, tiêu thụ đồ nội thất toàn cầu dự báo tăng khoảng 4% vào năm 2022 (theo giá thực tế). Trong số các thị trường lớn (tiêu thụ đồ nội thất trên 5 tỷ USD), các nước dự kiến sẽ có tốc độ tiêu thụ đồ nội thất tăng mạnh là các nước châu Âu và châu Á.
Gỗ Việt
- Xung đột Nga - Ukraina: Bộ Công Thương khuyến cáo rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
- Giá bán lẻ đồ nội thất ở Anh đã tăng 14,1% trong tháng 01/2022
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm
- Điều gì giúp ngành gỗ thêm tự chủ nguồn cung nguyên liệu trong nước?
- Đề xuất đàm phán về Hiệp định thương mại gỗ với Vương quốc Anh
- Trung Quốc đặt mục tiêu thiết lập một hệ thống công nghiệp rừng hiện đại vào năm 2025
- Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022
- Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ đạt gần 1,6 tỷ USD
- Infographics: 60 tỷ USD xuất nhập khẩu trong tháng đầu năm 2022
- Đội tàu container tăng vọt trên 50 triệu tấn trọng tải để đối phó với tắc nghẽn chuỗi cung ứng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu