Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 16 cho Cộng Hoà Séc
Lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Cộng Hoà Séc trong 10 tháng năm 2021. Vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác tại Cộng Hoà Séc.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Cộng Hoà Séc trong 10 tháng năm 2021 đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 530,28 triệu Eur (tương đương 604,5 triệu USD), tăng 11,7% về lượng và tăng 31,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 10 tháng năm 2021, Cộng Hoà Séc nhập khẩu chủ yếu mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360), lượng nhập khẩu mặt hàng này chiếm 56% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ Cộng Hoà Séc nhập khẩu. Nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 9,7 nghìn tấn, trị giá 298,2 triệu Eur (tương đương 340 triệu USD), tăng 16% về lượng và tăng 50% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Cộng Hoà Séc nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ thị trường Ba Lan và Đức trong 10 tháng năm 2021. Các mặt hàng khác Cộng Hoà Séc nhập khẩu nhiều trong 10 tháng năm 2021 như: Đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất nhà bếp, ghế khung gỗ và đồ nội thất văn phòng.
Theo Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Ý (CSIL), Cộng hòa Séc là nước đứng thứ hai về tiêu thụ đồ nội thất trong số các nước Đông Âu, sau Ba Lan.
Cộng Hoà Séc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Ba Lan trong 10 tháng năm 2021, đạt 10,2 nghìn tấn, trị giá 215,2 triệu Eur (tương đương 245,3 triệu USD), tăng 9,6% về lượng và tăng 18,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Ba Lan chiếm 58,7% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Cộng Hoà Séc; Tiếp theo là thị trường Đức, Slovakia, Litva, Trung Quốc…
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 16 cho Cộng Hoà Séc, lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% tổng lượng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Cộng Hoà Séc trong 10 tháng năm 2021.
Như vậy, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác tại Cộng Hoà Séc. Để tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trường này, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng và tận dụng hiệu quả lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA.
Gỗ Việt
- Dự báo nhu cầu đồ nội thất văn phòng tăng trưởng khả quan trong năm 2022
- Loạt chính sách khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
- CPTPP - nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác và thương mại gỗ
- Xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu 16 tỷ USD năm 2022
- Ban hành thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
- Sự hỗn loạn của vận chuyển toàn cầu sẽ chưa thể chấm dứt vào cuối năm 2022
- Giá tăng mạnh, thiếu hụt một số loại gỗ nhập khẩu trong quý 1/2022
- Việt Nam duy trì là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU tăng 12,3%
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh