CPTPP - nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
Năm 2021 ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD. con số này sẽ giúp đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Một trong những yếu tố đóng góp quan trọng cho thành công này là Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đang phát huy hiệu quả, trong đó có CPTPP.
Những năm qua, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ là đầu mối thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong đó có EVFTA, CPTPP, UKVFTA…
Theo thống kê, kim ngạch với các thị trường, đặc biệt là các thị trường mới tham gia trong các hiệp định thương mại tự do, ví dụ như Canada, Mexico, Peru đã có những tăng trưởng rất rõ. Bên cạnh những thị trường chúng ta có kim ngạch xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các khu vực khác như Mỹ Latin hoặc khu vực Châu Đại Dương cũng đều đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu ở mức hai con số.
Năm 2022, theo nhận định của giới chuyên gia, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất và khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Ngay tại thời điểm ký kết, CPTPP đã được kỳ vọng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cao cho các thỏa thuận thương mại, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng cho hoạt động trao đổi thương mại trong khu vực và trên thế giới.
Hiệp định được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-agô, Chi-lê, bao gồm 11 nước thành viên là Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chilê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Cho đến nay đã có 8/11 nước phê chuẩn Hiệp định (chỉ còn Ma-lai-xi-a, Chi-lê và Bru-nây chưa phê chuẩn), trong đó Việt Nam là nước phê chuẩn thứ 7.
Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Theo cam kết, các nước CPTPP sẽ phải cắt giảm gần như 100% dòng thuế về 0% sau một thời gian nhất định. Đặc biệt, giày dép là một trong những ngành có mức cắt giảm thuế về 0% nhanh nhất và vì vậy, được kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định CPTPP. Hiện nay, giày dép là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam.
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân, Xinh-ga-po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.
Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Ốt-xtrây-lia và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.
Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015. Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân.
Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới.
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.
Gỗ Việt (Nguồn moit.gov.vn)
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác và thương mại gỗ
- Xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu 16 tỷ USD năm 2022
- Ban hành thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
- Sự hỗn loạn của vận chuyển toàn cầu sẽ chưa thể chấm dứt vào cuối năm 2022
- Giá tăng mạnh, thiếu hụt một số loại gỗ nhập khẩu trong quý 1/2022
- Việt Nam duy trì là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU tăng 12,3%
- 11 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD
- Nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu về Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và trị giá
- Chế biến gỗ rục rịch đầu tư mới
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025