Chế biến gỗ rục rịch đầu tư mới
Những khoản đầu tư mới, các thiết bị hiện đại, thông minh đang giúp các nhà sản xuất gỗ lấy lại đà tăng trưởng sau đợt dịch thứ tư.
Ngành gỗ đang đi những bước đầu tiên của giai đoạn phục hồi sau đợt bùng phát dịch lần thứ tư. Giá trị xuất khẩu của tháng 10 đã tăng so với tháng trước đó nhưng vẫn giảm 31,5% so với tháng 10/2020, việc. Khảo sát nhanh 131 DN chế biến gỗ trong ngành mới đây của các Hiệp hội cho thấy, có tới 83% các doanh nghiệp (DN) đã có kế hoạch phục hồi, nhưng đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, mang lại canh tranh và lợi nhuận cao hơn vẫn là bài toán khó giải.
Chỉ một số chịu đầu tư
Hơn một tháng nay, bà Dương Tú Trinh – Giám đốc Công ty TNHH Máy chế biến gỗ Thượng Nguyên bận rộn với quy trình sản xuất mới. Mỗi ngày, bà theo sát việc áp dụng công nghệ mới trong từng khâu sản xuất, từ quy hoạch lại hệ thống thiết bị, cải tiến lại layout, đến đào tạo kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho công nhân.
“Trước đây, mỗi một sản phẩm đều phải lau màu trước khi sơn. Nhưng mỗi ngày, 6 người chỉ lau được 2000 sản phẩm. Nhưng với công nghệ mới và cải tiến quy trình sản xuất với 2000 sản phẩm chúng tôi chỉ cần 2 người”, bà Trinh cho biết. Ngoài sản xuất một số dòng sản phẩm gỗ, Thượng Nguyên còn cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất khác.
Thời điểm này, hầu hết các nhà máy sản xuất gỗ đều nỗ lực tăng sản lượng, nhằm phục hồi tăng trưởng sau đợt dịch bùng phát hồi tháng 4. Giám đốc công ty Thượng Nguyên quyết định thay đổi khung giờ sản xuất để giảm chi phí xuống mức thấp nhất. Thay vì làm việc từ thứ 2 tới thứ 7 và nghỉ ngày chủ nhật, Thượng Nguyên áp dụng cho sản xuất từ thứ 3 tới chủ nhật và cho công nhân nghỉ ngày thứ hai. Công nhân sẽ làm việc từ 7h sáng thì và bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng tới 11h giờ trưa, chiều từ 13h đến 16h.
“Giá tính điện áp dụng cho khung giờ từ 8h-11h sẽ là một khung giá khác, việc thay đổi khung giờ làm việc sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được tiền điện”, bà Trinh nói. Theo bà, thay vì phải trả 180 triệu VNĐ tiền điện một tháng thì công ty chỉ phải trả 120 triệu VNĐ/tháng.
Việc đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại là yêu cầu thiết yếu để các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Những nỗ lực của Thượng Nguyên đã giúp công ty cắt giảm một phần lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí liên quan, góp phần tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, bà Trinh cũng nói rằng: “Cách thức này chỉ áp dụng được ở những công ty quy mô nhỏ, 200-300 công nhân”.
Tự động hóa trong nhà máy chế biến gỗ tại Việt Nam. Ảnh minh họa, Nguồn: Công ty TNHH Máy chế biến gỗ Thượng Nguyên
Tự động hóa đang là cách các doanh nghiệp loại bỏ những công đoạn kém hiệu quả trong sản xuất gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ. Thiết lập và lập trình thiết bị đúng cách sẽ giúp tạo ra sai số nhỏ, nhờ đó loại bỏ việc phải làm lại sản phẩm cũng như giảm thiểu lượng phế liệu được tạo ra. Những thiết lập này giúp cho những công nhân vận hành có tay nghề cao nhất rút ngắn thời gian khi tạo ra sản phẩm.
Dịch bệnh khiến Nhật Nam, một công ty sản xuất các cấu kiện gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc, trải qua nhiều “cung bậc” trong sản xuất, kinh doanh. “Hồi tháng 8/2021, thời điểm bùng dịch Covid-19 mạnh nhất ở Bình Dương, chúng tôi đã dự đoán về thiếu hụt lao động sau giãn cách, nên đã đặt mua thiết bị mới, dây chuyền máy ghép veneer tự động”, ông Nguyễn Minh Nhật – Giám đốc Công ty TNHH Ván ép Cơ khí xây dựng Nhật Nam, cho biết.
Theo ông Nhật, tranh thủ những “khoảng lặng” giữa các đợt giãn cách, chúng tôi hoàn tất việc lắp đặt và đưa vào sản xuất, giúp công suất phủ veneer tăng từ 2m/phút lên 10m/phút.“Việc sớm đầu tư mua sắm máy móc giúp chúng tôi tăng năng suất, chất lượng và thay thế được lượng nhân công thiếu hụt”, ông Nhật cho hay.
Công nghệ tạo lợi thế
Việc đầu tư công nghệ hiện đại, hướng tới chế biến sâu các sản phẩm là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, chỉ một số DN đón đầu công nghệ, đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến sâu sản phẩm. Đánh giá nhanh của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy có tới 90% các DN chế biến gỗ Việt là các DN vừa và nhỏ, đang thiếu về vốn nên dè dặt trong các thay đổi để tăng năng suất.
“DN Việt Nam vẫn giữ tâm lý “ăn chắc, mặc bền”, đầu tư theo đơn đặt hàng. Thậm chí, một số DN, dù đã có đơn hàng, nhưng vẫn e ngại đầu tư ở thời điểm này”, bà Nguyễn Thị Lành, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Hiền, cho biết.
Theo các DN, việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp như tăng sản lượng, chất lượng và tăng tính đồng bộ. Bối cảnh ngành công nghiệp chế biến gỗ chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất. Việc đưa công nghệ điều khiển và tự động hóa vào quá trình sản xuất, kinh doanh là điều kiện tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện được yêu cầu này sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao và sức cạnh tranh cho DN.
Các giải pháp mà DN đưa ra tập trung ở 3 lĩnh vực. Thứ nhất thay đổi chiến lược kinh doanh thông qua tinh giảm bộ máy, giảm chi phí cố định; Đầu tư máy móc, giảm phụ thuộc vào lao động. Thứ hai kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất được vận dụng bằng cách áp dụng nghiêm ngặt quy định của cơ quan chức năng, tạo môi trường lao động an toàn và áp dụng các biện pháp y tế phù hợp, theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Thứ ba, tăng hiệu quả, quy mô chế biến thông qua tăng ca, tăng tốc độ phục hồi; có chính sách tốt về hỗ trợ giữ chân, thu hút người lao động tốt và xây dựng nhà ở chô công nhân, chế độ lương, thưởng.
Các nhà sản xuất tin rằng thực hiện các nguyên tắc sản xuất tinh gọn kết hợp với các thiết bị sản xuất tự động để quá trình sản xuất hiệu quả, năng suất cao hơn. Đây chính là ưu thế giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ứng phó với tình huống bất ngờ, đột xuất trong thời điểm dịch bệnh COVID-19.
Vũ Huy (Gỗ Việt, số 139 tháng 11 năm 2021)
- Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế mặt hàng tủ gỗ, bàn trang điểm của BGI Group Inc nhập khẩu từ HOCA Việt Nam
- Dự báo thị trường đồ nội thất thông minh của Trung Quốc vượt 200 tỷ NDT vào năm 2022
- Ngành gỗ đối diện với bài toán thiếu hụt lao động hậu dịch Covid-19
- Ngành gỗ hướng đến mục tiêu 14,5 tỷ USD
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hà Lan tăng khá trong 9 tháng đầu năm 2021
- 5 lý giải giá gỗ xẻ tại Mỹ tăng chóng mặt?
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Belarus đã thực hiện các tiêu chuẩn thuế quan mới
- Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng trưởng khả quan
- Indonesia: Đối thủ đáng gờm của ngành gỗ Việt Nam
- USTR đưa ra Quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ Việt Nam theo mục 301
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu