Indonesia: Đối thủ đáng gờm của ngành gỗ Việt Nam
Với phương châm thay đổi giá trị, cải tiến hệ thống khiến cho giá cả rẻ hơn, cạnh tranh hơn nhưng đồ gỗ vẫn tốt hơn. Indonesia đang trở thành đối thủ đáng gờm của Việt Nam trong việc xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ.
Nhìn lại năm 2020
Indonesia là nước xuất khẩu các sản phẩm gỗ lớn, với tổng giá trị đạt 12,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2019, 11 tỉ USD vào năm 2020. Trung bình, trong giai đoạn 2015-2020, 58% giá trị xuất khẩu là từ các sản phẩm bột giấy và giấy, với đồ nội thất, ván lạng và các sản phẩm chế biến gỗ khác chiếm thế cân bằng.
Các khu rừng của Indonesia cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đang tăng trưởng. Ít nhất 68 triệu ha đã được định rõ là rừng sản xuất, bao gồm cả các khu rừng công nghiệp (HTI) và các khu rừng nguyên sinh/phi công nghiệp (HA).
Sản lượng gỗ tròn dao động trong khoảng 38 đến 48 triệu mét khối (m3) trong giai đoạn từ năm 2015-2020. Sản lượng chủ yếu là gỗ tròn công nghiệp, trung bình chiếm 86%.
Về giá trị xuất khẩu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là các thị trường chính với ngành gỗ Indonesia, bao gồm cả ván lạng, gỗ gia công và dăm gỗ. Vào năm 2019, 56% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Indonesia được chuyển đến 4 nước này.
Trước đại dịch, nhu cầu nội thất Indonesia tăng đáng kể, do sự phát triển nhà ở mới và thu nhập hộ gia đình tăng. Trong giai đoạn 2015-2020, nền kinh tế tăng trưởng từ 4,8-5,17% và dân số tăng 1,1 – 1,27% hàng năm.
Trong giai đoạn này, các nhà bán lẻ đồ nội thất mới mở rộng ở các thành phố lớn, nhắm đến những người có thu nhập trung bình đang tăng bằng cách cung cấp các sản phẩm hiện đại và đương đại. Ngành khách sạn phát triển cũng tăng nhu cầu về các mặt hàng nội thất cao cấp tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng.
Ngoài đồ nội thất, lĩnh vực chế biến gỗ của Indonesia tiếp tục mở rộng năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu từ lĩnh vực nhà ở, bất động sản thương mại đến người mua ở nước ngoài. Công suất và số lượng các đơn vị đang hoạt động tăng đối với hầu hết các loại sản phẩm trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, việc lãi suất sử dụng để sản xuất ván ép, ván lạng và gỗ xẻ cho thấy kết quả khác nhau.
Indonesia cũng là nhà nhập khẩu lớn gỗ nguyên liệu từ Hoa Kỳ, bao gồm gỗ xẻ, gỗ lạng, ván ép và gỗ tròn. Các sản phẩm kết hợp, gỗ cứng đóng góp 65% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ sang Indonesia vào năm 2019. Trong số các sản phẩm này, gỗ cứng có giá trị cao nhất bao gồm các loài sồi trắng, óc chó, sồi đỏ và sồi vàng, bạch dương, thích và tần bì. Các sản phẩm gỗ này thường được sử dụng như một phần của các thành phần ngoại thất đối với một loạt các sản phẩm như đồ nội thất, khung, cửa và tấm panel. Mỗi loài có màu sắc độc đáo và thông số kỹ thuật riêng, cho phép kết hợp nhiều loại gỗ địa phương.Nguyên liệu nhập khẩu cho thấy một lượng đầu vào đáng kể cho ngành chế biến gỗ của Indonesia. Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm gỗ (Mã HS 44) đã tăng hàng năm 6% kể từ năm 2010, đạt 541 triệu đô la vào năm 2019. Các sản phẩm nhập khẩu có giá trị cao nhất là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu, gỗ tròn, ván lạng và ván ép.
Trong khi xuất khẩu gỗ xẻ cứng Hoa Kỳ vẫn tương đối ổn định, kim ngạch gỗ xẻ mềm xuất khẩu đã tăng đáng kể, gần như tăng gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2019.
Chính sách linh hoạt
Bất chấp những tác động từ dịch Covid-19, cộng với chi phí vận chuyển tăng cao, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang có sự bùng nổ xuất khẩu nhờ giá hàng hóa tăng mạnh, cho phép thặng dư thương mại hàng tháng kể từ tháng 5 năm 2020. Và ngành công nghiệp gỗ cũng không nằm ngoài sự phát triển chung này.
Mỗi tháng, theo số liệu thống kê từ Bộ thương mại, cho đến thời điểm này, Indonesia xuất khẩu 1000 container đồ gỗ, trong đó, thị trường chủ lực là Mỹ, chiếm tới 85% thị trường xuất khẩu gỗ của nước này. Và mục tiêu của Indonesia là giá trị xuất khẩu năm 2021 vượt qua năm 2020 (11 tỉ USD), dù cho năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ của Indonesia đã giảm 5% so với năm 2019.
Tuy nhiên, ông Purwadi Soeprihanto, Giám đốc điều hành Hiệp hội các chủ rừng Indonesia (APHI) cho rằng, vấn đề về nguồn cung nguyên liệu, tăng trưởng trong ngành chế biến gỗ bị cản trở bởi nguồn cung nguyên liệu thô và đó là lý do Indonesia có thể tụt hậu so với Việt Nam, xét về khả năng cạnh tranh.
Nhưng việc nới lỏng các qui định phòng chống dịch Covid-19, đã giúp ngành gỗ Indonesia tiến tới mục tiêu của mình. Bộ thương mại Indonesia xác định, các cơ quan quản lý sẽ cung cấp nhiều thông tin thị trường hữu ích về các sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hơn nữa, bao gồm loại sản phẩm, hình dạng, thiết kế, màu sắc và chất liệu thu hút người tiêu dùng Mỹ.
Thực tế, nhìn từ tổng quan, Tổng thống Indonesia Jokowi đã luôn quyết đoán trong các chính sách mở cửa nền kinh tế từ tháng 5 và tháng 6, bất chấp biến thể Delta đã lây lan mạnh ở nước này, đồng thời chính sách của ông gặp rất nhiều chỉ trích.
Tuy nhiên, ngay cả khi xem xét tác động của làn sóng Delta, Tổng thống Jokowi tiếp tục đưa ra các gói kích thích khẩn cấp cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng, cùng người lao động, để hi vọng đưa ngành gỗ gần như trở lại mức trước đại dịch.
Vượt qua biến thể Delta
Ngành sản phẩm gỗ của Indonesia đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến thể Delta, đặc biệt là trong thời gian gần đây đã biến đất nước vạn đảo trở thành tâm dịch lớn ở khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2020, việc phong tỏa trọng điểm đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm giảm nhu cầu đối với thành phẩm và trì hoãn việc cung cấp đầu vào.
Sự gián đoạn đã buộc nhiều nhà sản xuất phải tính toán lại chi phí sản xuất, bao gồm cả nguyên vật liệu cần thiết cho các tháng còn lại của năm. Nhu cầu tại thị trường nội địa giảm cũng tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Trong năm 2020, Hiệp hội các nhà sản xuất đồ nội thất Indonesia (Asmindo) đã báo cáo rằng các thành viên của họ tại Yogyakarta bị hoãn đơn hàng từ các khách hàng trong nước trị giá 28,9 tỉ IDR (1,9 triệu USD) và hủy đơn đặt hàng trị giá 16.3 tỉ IDR (1,1 triệu USD). Đồng thời, các khách hàng nước ngoài cũng hoãn và hủy đơn đặt hàng trị giá 67,1 tỉ IDR (4,5 triệu USD), gây ra khá nhiều thiệt hại cho ngành gỗ Indonesia.
Điều đó, chính quyền Indonesia thay đổi về cách phòng chống dịch Covid-19, đồng thời sử dụng các biện pháp quản lý linh hoạt đối với các ngành chế biến xuất khẩu, trong đó, có ngành gỗ. Vào tháng 8/2020, các nguồn trong ngành cho thấy nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, trong đó, có thị trường Mỹ đã bắt đầu tăng lên. Tương tự như vậy, việc chấm dứt các biện pháp giãn cách xã hội quy mô lớn vào tháng 6 đang giúp các nhà bán lẻ đồ nội thất phục hồi.
Nhiều nguyên tắc cơ bản quan trọng thúc đẩy sự mở rộng của ngành trước đại dịch vẫn tồn tại. Sự gia tăng dân số trong nước và nền kinh tế phục hồi được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu các sản phẩm gỗ một cách mạnh mẽ và hệ thống SVLK ngày càng được chấp nhận ở các thị trường nước ngoài, bao gồm cả EU.
Các sản phẩm gỗ cứng của Hoa Kỳ đã trở thành một phần trong giá trị gia tăng ngành chế biến gỗ của Indonesia và dự kiến sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng cùng với nguyên liệu trong nước.
Xuân Lâm(Gỗ Việt số 137, tháng 9 năm 2021)
- USTR đưa ra Quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ Việt Nam theo mục 301
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ giảm mạnh trong tháng 8/2021
- Hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19
- Hãng vận tải CMA ra quyết định hoãn tăng cước giao ngay
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới EU giảm tốc
- Xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Liệu có cán mốc 10 tỉ USD?
- Dịch Covid-19 và thách thức trong việc tìm nguồn cung ứng phù hợp
- Ngành công nghiệp đồ nội thất Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh giãn cách
- Các hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về việc công khai, niêm yết giá cước
- Mỹ tăng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ từ thị trường Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu