USTR đưa ra Quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ Việt Nam theo mục 301
Trong quyết định cuối cùng về kết quả điều tra, USTR nêu rõ tất cả các vấn đề nằm trong cuộc điều tra này đã được giải quyết thỏa đáng. Cuộc điều tra theo mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ được USTR bắt đầu vào tháng 10 năm 2020, nhằm cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ được cho là khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp.
Đêm qua (1/10/2021 giờ Việt Nam) USTR đã chính thức đưa ra Quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ của Việt Nam theo mục 301.Theo đó USTR đã chính thức công bố Quyết định trên trang web của mình, trong đó nêu rõ “Dựa trên Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, USTR xác định ra không có thêm bất cứ hoạt động nào được thực hiện tại thời điểm này có liên quan tới cuộc điều tra bởi tất cả các vấn đề nằm trong cuộc điều tra này đã được giải quyêt thỏa đáng.”
Đồng thời USTR đã công bố một thỏa thuận ký với Việt Nam nhằm giải quyết các mối quan ngại của Hoa Kỳ trong cuộc điều tra Mục 301 về ngành gỗ Việt Nam. Thỏa thuận nhằm đảm bảo các cam kết giúp ngăn chặn khai thác gỗ hoặc buôn bán bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng, bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Thỏa thuận đưa ra rất nhiều cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm các rủi ro có liên quan tới khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Các nội dung cơ bản mà Việt Nam cam kết trong bản Thỏa thuận này tập trung vào các vấn đề, không đưa gỗ tịch thu vào sử dụng với mục đích thương mại; Việt Nam tăng cường kiểm tra hải quan và sau thông quan đối với nguồn gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro, nguồn gỗ CITES nhập; Cam kết sửa Nghị định VNTLAS, để đảm bảo Nghị định này không chỉ bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu mà bao gồm các nhóm đối tượng khác, như các công ty nhập khẩu; Sửa các tiêu chí nhằm phân loại/sắp xếp các quốc gia và vùng địa lý tích cực; Xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ khai thác trong nước; Hợp tác với các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu đặc biệt từ nguồn rủi ro cho Việt Nam. Hợp tác bao gồm các khía cạnh như yêu cầu giấy tờ hợp pháp, kiểm tra giấy tờ trong bộ hồ sơ nhập khẩu, ký kết Biên bản ghi nhớ với các quốc gia cung gỗ rủi ro; Đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Mỹ, EU giống như các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào bất cứ thị trường nào khác; Xử lý các cá nhân/doanh nghiệp Việt Nam vi phạm luật pháp tại nước thứ ba (nước gỗ khai thác); Thành lập Nhóm Công tác về gỗ cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Mỹ để giám sát thực thi Hiệp định, nhóm họp 2 lần/năm và cuộc họp đầu tiên của Nhóm sẽ về vấn đề số liệu thương mại giữa Việt Nam-Lào-Campuchia và Cameroon.
Công ty TNHH Hiệp Long tham gia phiên điều trần của USTR vào ngày 28/12/2020
Đồng thời Việc Nam cũng cam kết tạo cơ chế tham vấn và phản hồi thông tin /cơ chế tiếp nhận thông tin phản ánh có liên quan tới khai thác và thương mại gỗ lậu. Thỏa thuận có hiệu lực sau 30 ngày tính từ ngày ký (có hiệu lực ngày 1/11/2021).
Gỗ Việt
- Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ giảm mạnh trong tháng 8/2021
- Hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19
- Hãng vận tải CMA ra quyết định hoãn tăng cước giao ngay
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới EU giảm tốc
- Xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Liệu có cán mốc 10 tỉ USD?
- Dịch Covid-19 và thách thức trong việc tìm nguồn cung ứng phù hợp
- Ngành công nghiệp đồ nội thất Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh giãn cách
- Các hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về việc công khai, niêm yết giá cước
- Mỹ tăng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ từ thị trường Việt Nam
- VIFOREST đề nghị Bộ Y tế chấp thuận chủ trương trong việc liên hệ, xúc tiến các nguồn nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch Covid-19
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh