VIFOREST đề nghị Bộ Y tế chấp thuận chủ trương trong việc liên hệ, xúc tiến các nguồn nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 2/8, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đã có Công văn gửi Bộ Y tế đề nghị Bộ Y tế chấp thuận chủ trương trong việc liên hệ, xúc tiến các nguồn nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, cử cơ quan chuyên môn là đầu mối hỗ trợ Hiệp hội trong quá trình đàm phán hợp đồng nhập khẩu vắc xin theo nguồn kinh phí tự túc của Hiệp hội.
Công văn nên rõ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) là đơn vị đại diện cho trên 5000 doanh nghiệp trong ngành gỗ, với trên 700 nghìn lao động. Ngành gỗ là một trong 10 ngành chủ lực của nền kinh tế, đứng thứ hai ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 12,3 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2019, giá trị xuất siêu đạt trên 10 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của ngành đạt 8,2 tỷ USD tăng 62,6% so với cùng kỳ, đứng TOP 6 mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên vào những tháng gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở 4 trung tâm chế biến gỗ tại Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định và các địa bàn khác, khiến cho 40% các doanh nghiệp trong ngành gỗ phải đóng cửa, dừng hoạt động, 60% các doanh nghiệp đủ năng lực để áp dụng 3 tại chỗ nhưng sản xuất cầm chừng.
Điều này khiến cho giá trị xuất khẩu của ngành trong tháng 7 giảm 80% so với các tháng trước. Các doanh nghiệp trong ngành đang kiệt quệ dần và vô cùng khó khăn khi chuỗi cung đứt gãy, bị phạt, hủy hợp đồng và đơn hàng bị chuyển sang các thị trường khác.
Trước tình hình trên VIFOREST kết nối cùng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và mạng lưới các cơ quan đại diện khoa học và công nghệ ở nước ngoài đã xúc tiến tìm kiếm được nguồn nhập vắc xin với số lượng 200.000 liều (Moderna/Pfizer).
Do đó, VIFOREST báo cáo Bộ Y tế và đề nghị Bộ đồng ý về nguyên tắc cho Hiệp hội được đứng ra đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp vắc xin quốc tế, liên hệ, xúc tiến các nguồn nhập khẩu vắc xin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, đề nghị Bộ cử cơ quan chuyên môn là đầu mối hỗ trợ Hiệp hội trong quá trình đàm phán hợp đồng nhập khẩu vắc xin theo nguồn kinh phí tự túc của Hiệp hội.
Gỗ Việt
- Trực diện xuất FOB và nhập CIF: Thiệt đơn, thiệt kép
- Việt Nam, Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về vấn đề tiền tệ
- Các tập đoàn kinh doan Hoa Kỳ kêu gọi Giám đốc Thương mại từ bỏ Thuế quan đối với Việt Nam
- Nửa đầu năm 2021, ngành gỗ gia tăng các dự án đầu tư mới
- Thị trường Mỹ và EU hồi phục: Ngành gỗ tìm cơ hội mới
- Thị trường Hàn Quốc-Nhật Bản: Nhiều tiềm năng phát triển
- Ngành hàng viên nén nhiên liệu: Gia tăng dự án đầu tư
- Hàn Quốc tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng từ thị trường Việt Nam
- VIFOREST: Đề nghị Hiệp hội, Chi hội, doanh nghiệp hội viên ngành gỗ gửi đăng ký mua vắc-xin Covid-19 trước 17h ngày 6/6/2021
- Ngành gỗ đi tìm lời giải đáp: Cách mạng từ những điều đơn giản
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh