Ngành hàng viên nén nhiên liệu: Gia tăng dự án đầu tư
Nhu cầu viên nén trên thế giới tăng, kéo theo đầu tư sản xuất vào lĩnh vực này tại Việt Nam tăng theo. Đầu tư sản xuất mặt hàng này thể hiện ở cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, từ năm 2016 tới nay, Việt Nam liên tiếp tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài vào mặt hàng này. Theo đó, tổng số dự án đầu tư vào măt hàng này là 7 dự án với tổng vốn đầu tư trên 48,83 triệu USD từ các nhà đầu tư của các quốc gia. Cụ thể, Hàn Quốc có 3 dự án, với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD; Nhật Bản với 2 dự án, vốn đầu tư 13,673 triệu USD; Thụy Điển với 1 dự án, vốn đầu tư 1 triệu USD; Đài Loan với 1 dự án, vốn đầu tư 2,159 triệu USD. Hầu hết các dự án FDI vào mặt hàng viên nén tập trung đầu tư ở các trung tâm nguyên liệu như Phú Thọ, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng Bình.
Cùng với các dự án của doanh nghiệp FDI là sự gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Lâm nghiệp, kết hợp với nguồn thông tin khảo sát của VIFOREST, tới nay cả nước có khoảng 80 nhà máy sản xuất viên nén, với tổng công suất thiết kế khoảng 4,7 triệu tấn/năm.
Số liệu này chưa bao gồm các nhà máy có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều nhà máy chỉ sản xuất khoảng 70-75% công suất thiết kế, hoặc các nhà máy mới đầu tư năm 2020 chưa đi vào hoạt động. Các nhà máy sản xuất viên nén tại Việt Nam có xu hướng gia tăng trong vòng 2-3 năm trở lại đây. Trước năm 2017, chỉ có khoảng 20-25 nhà máy sản xuất mặt hàng này với công suất khoảng gần 1 triệu tấn/năm thì tới nay số lượng nhà máy đã tăng trên 3 lần.
Hiện có 80 nhà máy sản xuất viên nén tại Việt Nam được phân bổ trên khắp 3 miền cả nước (không bao gồm các nhà máy công suất nhỏ). Trong đó, vùng Đông Nam Bộ với 33 nhà máy, chiếm 41% tổng số lượng và 46 % tổng công suất; Đông Bắc với 15 nhà máy, chiếm 19% tổng số lượng và 18% tổng công suất; Bắc Trung Bộ với 9 nhà máy, chiếm 11% tổng số lượng, 8% tổng công suất; Duyên Hải Miền Trung với 13 nhà máy, chiếm 16% tổng số lượng, 22% tổng công suất; Đồng Bằng Sông Hồng với 6 nhà máy, chiếm 8% tổng số lượng và 3% tổng công suất.
Để đầu tư một nhà máy viên nén bài bản và hiện đại, theo tính toán của các chuyên gia phải bỏ ra từ từ 2-3 triệu USD cho 1 nhà máy với công suất từ 10.000 – 12.000 tấn/tháng.
Cao Cẩm (Gỗ Việt Số 134 Tháng 6 2021)
- Hàn Quốc tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng từ thị trường Việt Nam
- VIFOREST: Đề nghị Hiệp hội, Chi hội, doanh nghiệp hội viên ngành gỗ gửi đăng ký mua vắc-xin Covid-19 trước 17h ngày 6/6/2021
- Ngành gỗ đi tìm lời giải đáp: Cách mạng từ những điều đơn giản
- Rủi ro nguồn cung ngành gỗ dán
- Gỗ dán: Còn nhiều dư địa phát triển
- Cảng Yatian tại Thẩm Quyến ngừng tiếp nhận container xuất khẩu hạng nặng sau khi phát hiện có Covid -19
- Ngành gỗ đề nghị Chính phủ được đặt mua 1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19
- VIFOREST: Đề xuất tăng cường thực hiện Nghị định 102 về kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu
- Sáng tạo để tăng giá trị sản phẩm gỗ
- Xuất khẩu tủ bếp vào Hoa Kỳ: Cần có bước đi thận trọng
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh