Ngành gỗ đi tìm lời giải đáp: Cách mạng từ những điều đơn giản
Trong những ngày gần đây, ngành gỗ Việt Nam đang hướng tới việc tìm kiếm chiến lược phát triển ngành trong giai đoạn mới sau khi đã xây dựng được nền tảng ổn định trong khoảng 20 năm qua. Có rất nhiều ý kiến được đề xuất để tìm ra phương hướng và mục tiêu cụ thể cho cuộc cách mạng này, nhưng theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trước khi tạo ra một cuộc cách mạng, chúng ta vẫn cần giải quyết những bài toán cơ bản mà ngành đang đối mặt.
Ông Lập đề nghị Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tiếp tục là chỗ dựa vững chắc và song hành cùng với ngành gỗ trong giai đoạn có tính chất quan trọng này. Đầu tiên là về cấu trúc nền công nghiệp chế biến gỗ, khi nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng ở khu vực phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ) chiếm trên 60% của cả nước nhưng năng lực chế biến thì chỉ bằng 20%. Trong khi khu vực Tây và Đông Nam Bộ tập trung 45% các doanh nghiệp chế biến gỗ nhưng chỉ chiếm 9% diện tích rừng trồng.Điều này dẫn tới tình trạng, nguồn nguyên liệu ở khu vực phía Bắc nhiều thời điểm bị ứ đọng hoặc chủ yếu dùng cho dăm gỗ hoặc tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc với giá kê khai xuất khẩu thấp hơn thực tế, làm thất thoát lớn nguồn nguyên liệu và thuế xuất khẩu, làm lũng đoạn thị trường và mất công bằng trong cạnh tranh. Theo ông, để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa vùng nguyên liệu, cần chú trọng đầu tư chế biến sâu, bằng giải pháp xây dựng một số khu/cụm công nghiệp ở các địa phương khu vực phía Bắc (ưu tiên khu vực Tây Bắc), đồng thời ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù để để thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến gỗ, nâng cao chất lượng rừng trồng.
Cùng lúc đó, các chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta cần xây dựng nguồn nguyên liệu ở thế chủ động bằng cách cấu trúc các công ty lâm nghiệp, các cơ quản lý quản lý nhà nước ban hành chính sách về đầu tư nước ngoài trong phát triển rừng. Tạo hành lang pháp lý để các công ty lâm nghiệp ở các tỉnh liên kết, liên doanh với các tập đoàn nước ngoài trong phát triển rừng nhằm tận dụng kinh nghiệm về năng lực quản trị, về khoa học kỹ thuật, tạo giống, và tài chính trong phát triển rừng của thế giới. Đồng thời, quy hoạch vùng nguyên liệu, chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng địa lý. Ưu tiên phát triển nguyên liệu gỗ trang trí bề mặt sản phẩm, vì ta đang rất thiếu và phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tổ chức Forest Trend nhấn mạnh, để Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp sản phẩm gỗ cho thế giới trong thời gian tới, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu cao của người mua hàng. Do vậy, việc xây dựng các khu/cụm công nghiệp để tăng qui mô, năng lực cung ứng cho thị trường quốc tế, giảm chi phí vận chuyển và tạo thuận lợi cho phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất là việc cần phải làm càng nhanh càng tốt, với những chính sách đặc thù về phát triển các khu/cụm công nghiệp chuyên cho ngành gỗ, đồng thời khuyến khích các tỉnh tạo thuận lợi cho các hiệp hội, các làng nghề có quỹ đất phát triển các khu/cụm công nghiệp chuyên về ngành gỗ.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết ngang, dọc tạo đà cho sự nhảy vọt của các doanh nghiệp vì đó là cơ hội để nâng cao năng lực quản trị, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh tạo ra sự chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng. Và những giải pháp cho vấn đề này chính là có chính sách khuyến khích phát triển một số ngành phụ trợ cho ngành lâm nghiệp mà đặc biệt là chế biến gỗ, ngành phụ trợ như công nghiệp hóa chất (sơn, keo Ure formaldehyde, nhựa…), ngành cơ khí, chế tạo, ngành thép cao cấp (để hỗ trợ thiết bị máy móc và sản xuất các vật liệu bulon, ốc vít, pat…).
Ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch Hawa, luôn có những đóng góp mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu cho ngành gỗ cho rằng, để xuất khẩu được thương hiệu gỗ Việt Nam, chúng ta cần làm chủ được các thiết kế, không ngừng sáng tạo và khám phá trí tưởng tượng của con người. Về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Lập cho biết, ngành gỗ đang tiến hành xây dựng công ty tổ chức sự kiện của toàn ngành để hàng năm tổ chức từ 4-6 hội chợ triển lãm về nguyên liệu cho ngành gỗ, về thiết bị máy móc và vật liệu phụ trợ cho ngành gỗ, về các loại sản phẩm cho ngành gỗ. Phải tiến hành đồng bộ các bước cả trong vấn đề xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm (phát triển nhóm mặt hàng chủ lực mà thế giới có nhu cầu cao, vừa tạo tính ổn định và tăng trưởng nhanh của ngành đồng thời cũng để dẫn dắt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu), chiến lược phân phối (đa dạng các loại hình, ưu tiên phát triển về thương mại điện tử), chiến lược quảng bá sản phẩm. Xây dựng trung tâm triểm lãm quốc tế ở khu vực phía Bắc và phía Nam.
Cùng song song với việc xây dựng thương hiệu, chắc chắn phải kiểm soát chặt chẽ gỗ nhập khẩu bất hợp pháp, sử dụng gỗ có chứng chỉ và theo qui định luật pháp quốc tế. Chống gian lận, lợi dụng xuất xứ ảnh hưởng tới thương hiệu gỗ Việt Nam. Kiểm soát đầu tư FDI vào ngành gỗ và hợp tác truyền thông với các tổ chức quốc tế để quản lý nguồn cung, chuỗi cung.
Đức Thành (Gỗ Việt số 133, tháng 05/2021)
- Rủi ro nguồn cung ngành gỗ dán
- Gỗ dán: Còn nhiều dư địa phát triển
- Cảng Yatian tại Thẩm Quyến ngừng tiếp nhận container xuất khẩu hạng nặng sau khi phát hiện có Covid -19
- Ngành gỗ đề nghị Chính phủ được đặt mua 1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19
- VIFOREST: Đề xuất tăng cường thực hiện Nghị định 102 về kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu
- Sáng tạo để tăng giá trị sản phẩm gỗ
- Xuất khẩu tủ bếp vào Hoa Kỳ: Cần có bước đi thận trọng
- Doanh nghiệp gỗ trước sức ép tăng giá thành sản phẩm
- Cần siết chặt xuất khẩu sản phẩm ván bóc từ gỗ rừng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- VIFOREST đề nghị cung cấp thông tin về bằng chứng gỗ nhập khẩu hợp pháp
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu