VIFOREST: Đề xuất tăng cường thực hiện Nghị định 102 về kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu
Nhằm giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu, tạo dựng hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, làm nền tảng cho ngành gỗ phát triển bền vững trong tương lai, ngày 7/5/2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đề xuất tăng cường thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP về kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu
Theo Nghị định 102/2020-NĐ-CP ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102), gỗ nhập khẩu vào Việt Nam được coi là rủi ro nếu loài gỗ nằm trong Phụ lục của Công ước CITES, hoặc gỗ nằm trong nhóm IA, IIA thuộc Danh mục các loài thực vật, động vật nguyên cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, hoặc gỗ lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại các quốc gia khai thác.
Nghị định 102 quy định gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu (chủ gỗ nhập khẩu) cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu (Mẫu số 3, Nghị định 102). Đây là yêu cầu thông tin bổ sung nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.
Phụ lục 3 bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung, gồm: Phần A: Thông tin chung về lô hàng; Phần B: Mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu. Phần này quy định rõ nếu gỗ thuộc các loài rủi ro và/hoặc từ vùng địa lý không tích cực, nhà nhập khẩu cần phải bổ sung tài liệu và thông tin. Nếu gỗ nhập khẩu là gỗ rủi ro, nhà nhập khẩu cần hoàn thành phần C; Phần C: Tài liệu bổ sung, bao gồm Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia được Việt Nam công nhận, hoặc Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh gỗ được khai thác hợp pháp (hay còn gọi là giấy phép khai thác), hoặcTài liệu thay thế khác; Phần D: Các biện pháp bổ sung của chủ gỗ nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác.
Tuy nhiên, qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây cho thấy việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn, do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở Phần C và D nêu trên.
Gỗ nhâp khẩu từ Châu phi có gắn nhãn FSC
Thông tin chia sẻ từ Hiệp hội gỗ Cameroon cho thấy chuỗi cung xuất khẩu gỗ từ quốc gia này tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ khâu khai thác cho tới khâu xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi cũng cho biết điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi hiện đang xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.
Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam. Ông Đỗ Xuân Lập- Chủ tịch VIFOREST- nhấn mạnh và lý giải: Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT; Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đang thực hiện Nghị định 102 để kiểm soát gỗ nhập khẩu bất hợp pháp; Chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra ngành gỗ Việt Nam.
Hơn nữa Việt Nam là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới, và chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt xuất khẩu 15 tỉ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành. Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như quy định EUTR 995, Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp của Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đồ gỗ xuất khẩu. Đối với gỗ từ rừng trồng theo quy định tại Thông tư 27, chủ lâm sản khi khai thác phải cung cấp các giấy tờ gồm: báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo mẫu 07; bảng kê lâm sản theo mẫu 01; hợp đồng mua bán; giấy chứng nhận quyền sở hữu đất diện tích khai thác lâm sản.
Ông Đỗ Xuân Lập cho hay, không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn gốc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa. Để tiếp tục kiểm soát tốt hơn nữa nguồn gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý không tích cực và loài gỗ rủi ro, đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên góp phần nâng cao ý thức tiêu dùng của người sử dụng trong nước, và “phá bỏ” nhận định nhập khẩu được gỗ rừng tự nhiên là mang lại lợi ích cho người tiêu dùng tại thị trường nội địa. Đồng thời, để giảm rủi ro trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, giúp ngành gỗ tránh được các vụ điều tra của các thị thường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, VIFOREST đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Chính chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin trong phần C và D của Mẫu 3 của Nghị định 102, cần cung cấp/khai báo bổ sung tại phần C (tài liệu bổ sung), những loại giấy tờ sau đây: Bản photo giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; bản photo Giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ (nếu là gỗ xẻ); bản photo Visa xuất khẩu (Giấy phép được phép xuất khẩu).
Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu bổ sung tài liệu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” (mục 12 của phụ lục 3) chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu. Bởi trong thực tế có thể xảy ra trường hợp nhà xuất khẩu có địa chỉ tại vùng địa lý tích cực, nhưng nhà xuất khẩu này lại kinh doanh gỗ ở vùng địa lý không tích cực, khi làm thủ tục khai báo hải quan, trên tờ khai ghi xuất khẩu vùng địa lý tích cực, điều này dẫn tới tình trạng có thể bị lợi dụng.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp hội viên, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ. Vì vậy, đề nghị trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu chúng ta xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặctừ nguồn gỗ có chứng chỉ.
Ông Đỗ Xuân Lập cũng khẳng định, các đề xuất này của Hiệp hội hoàn toàn không trái quy định trong Nghị định 102 mà chỉ làm rõ các loại giấy tờ bổ sung trong hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan chức năng được cụ thể, giúp doanh nghiệp dễ thực hiện thống nhất, nhằm mục tiêu thực hiện Nghị định 102 đạt hiệu quả cao nhất.
Gỗ Việt
- Sáng tạo để tăng giá trị sản phẩm gỗ
- Xuất khẩu tủ bếp vào Hoa Kỳ: Cần có bước đi thận trọng
- Doanh nghiệp gỗ trước sức ép tăng giá thành sản phẩm
- Cần siết chặt xuất khẩu sản phẩm ván bóc từ gỗ rừng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- VIFOREST đề nghị cung cấp thông tin về bằng chứng gỗ nhập khẩu hợp pháp
- Ngành gỗ với sức ép hoàn thuế giá trị gia tăng
- Xuất nhập khẩu ngành gỗ: Vẫn oằn vai vì cước vận tải biển tăng cao
- Xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong quý I: Đừng vội mừng
- Điểm danh các tỉnh, thành đạt giá trị xuất khẩu gỗ lớn năm 2020
- Kỳ vọng Chờ kịch bản trị giá 15 tỉ USD
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu