Xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong quý I: Đừng vội mừng
2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,26 tỉ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi các nhà làm chính sách nhìn vào con số này “sướng con mắt” thì các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lại tỏ ra lo lắng.
Tăng trưởng có bền vững?
Số liệu Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương) công bố cho hay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2021 đạt 0,918 tỉ USD, giảm 31,5% so với tháng 1/2021, tăng 42,1% so với tháng 2/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 802 triệu USD, giảm 24,6% so với tháng 1/2021, tăng 43,2% so với tháng 2/2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,26 tỉ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 688 triệu USD, giảm 35,2% so với tháng 1/2021, tăng 43,2% so với tháng 2/2020.
Mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong tháng 1/2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 978,2 triệu USD, tăng 77,7% so với tháng 1/2020, chiếm 73% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Ngoài ra, trong tháng 1/2021 mặt hàng gỗ, ván và ván sàn xuất khẩu cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này giảm 0,5% so với tháng 1/2020. Tiếp theo là mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu đạt 134,6 triệu USD, tăng 2,4%, tỉ trọng xuất khẩu dăm gỗ giảm mạnh từ 15,6% trong tháng 1/2020 xuống còn 10% trong tháng 1/2021.
Trao đổi với Gỗ Việt, ông Trịnh Xuân Dương, Chi hội phó chi hội Gỗ dán cho hay, có 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2021. Theo đó, thông thường tháng 1 là tháng các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu để lấy tiền về lo cho công nhân. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài cũng hối thúc các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong nước bởi tháng 2/2021 rơi vào tháng Tết Nguyên đán Việt Nam. Do đó, họ thúc đẩy việc nhập hàng về, và chấp nhận việc tồn kho. Khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra lần 2, chi phí container tăng cao, khiến sản phẩm của một số nhà máy không xuất khẩu được. Đến thời điểm này, phía đối tác mua hàng lo ngại hàng tồn kho gây giảm chất lượng giảm, trong khi họ không có hàng bán. Do đó, họ cũng hối thúc việc nhập khẩu. “Những container xuất trong tháng 2/2021 đa phần là từ các đơn hàng trong năm 2020, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm 2020. Do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu giá FOB. Cũng có thể, các nhà xuất khẩu giảm giá đơn hàng, chia sẻ chi phí container cho các nhà nhập khẩu, do đó, các nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng”, ông Dương nói.
Ngoài ra, lý do thứ 3 có thể xảy ra là các doanh nghiệp FDI họ nhập bán thành phẩm như cánh tủ hoặc chi tiết… lắp ráp thành hàng và xuất khẩu. Trong khi các nhà làm chính sách nhìn vào con số này “sướng con mắt” thì các doanh nghiệp sản xuất lại tỏ ra lo lắng. Bởi lẽ, dù xuất khẩu đi nhiều, nhưng các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp làm thương mại hiệu quả thấp. Nguyên nhân do tất cả yếu tố đầu vào nguyên liệu tăng, trong khi giá xuất khẩu không tăng.
Tăng trưởng nhưng cần bền vững
Đáng chú ý, Mỹ là một trong 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong tháng 2/2021. Giá trị xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm của ngành gỗ đạt 2,4 tỉ USD tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 1,6 tỉ USD chiếm gần 70%, tăng gấp hai lần so với năm trước. Việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu tích cực, bởi đây là thị trường rất rộng lớn và còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng tốt nhất cơ hội từ thị trường này cũng như vượt qua được những rủi ro là bài toán đang được đặt ra.
Ông Đỗ Xuân Lập cũng lo ngại với giá trị cao đạt được đó, chúng tôi vừa mừng nhưng cũng vừa lo. Khi gia tăng ở thị trường Mỹ quá lớn khiến cho có thể phía Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp phòng vệ đối với các mặt hàng có sự tăng trưởng đột biến.
Ông Bùi Huy Sơn - Tham tán công sứ, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, hiện nay, cơ quan chức năng Mỹ hết sức quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Chúng ta cần phải cẩn trọng để không trở thành nạn nhân đáng tiếc trong việc trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba.
Dẫn lại bài học khi cuối năm 2020, Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Rất may sau đó, chúng ta đã chứng minh và được phía họ chấp nhận, không áp dụng biện pháp trừng phạt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại về việc rủi ro với xuất khẩu vào thị trường Mỹ bởi theo bà đây là câu chuyện đã được cảnh báo từ trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra. Trong bối cảnh làn sóng đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ đang tăng nhanh, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ nhằm né thuế và lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thay vì làm ăn đàng hoàng.
Nguyễn Hạnh (Gỗ Việt số 131, tháng 03/2021)
- Điểm danh các tỉnh, thành đạt giá trị xuất khẩu gỗ lớn năm 2020
- Kỳ vọng Chờ kịch bản trị giá 15 tỉ USD
- Điều tra thao túng tiền tệ theo mục 301 đối với Việt Nam: Không áp thuế lên hàng hóa Việt
- Mục tiêu ngành gỗ năm 2021: Phát triển nhờ "vaccine" năm 2020
- Nhận diện thách thức năm 2021: Gạt bỏ lực cản, tiến tới mục tiêu
- Ngành gỗ năm 2021: Giữ vững thành công trước thách thức
- Xuất khẩu gỗ năm 2020 cán mốc gần 12,5 tỷ USD
- Chi Hội Dăm gỗ Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất
- Doanh nghiệp gỗ chung tay, chính thức ra mắt Quỹ Việt Nam xanh
- Hiệp định RCEP với ngành gỗ: Mở ra thị trường 2,2 tỉ người
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu