Ngành gỗ năm 2021: Giữ vững thành công trước thách thức
Năm 2020 đang khép lại với những con số xuất khẩu gỗ ấn tượng khi dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề không chỉ với sản xuất trong nước mà còn với cả thị trường thế giới, chuỗi nguyên liệu đứt gãy, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị ùn ứ nhưng điều đó không đánh gục được ngành gỗ Việt Nam.
Và duy trì được tốc độ phát triển và sự ổn định của ngành gỗ như thế nào trong năm 2021 đang là chủ đề nóng hổi khi dịch Covid-19 vẫn tạo ra những ảnh hưởng xấu và gian lận thương mại rình rập để gây tác động xấu tới hình ảnh và giá trị gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. "Trong khó khăn, năm 2020 đã ló ra nhiều ý tưởng sáng tạo từ các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ rừng và nhà quản lý trong toàn ngành, đã sáng tạo liên tục nghiên cứu thay đổi nhiều phương thức và hình thức tiếp thị, bán hàng để duy trì bạn hàng và mở rộng thị trường", ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn nhận định về sức sống tuyệt vời của ngành gỗ trong năm qua.
Và với ý chí quật cường như vậy và sự quyết tâm dựa trên nền tảng xuất khẩu gỗ trong năm 2021 sẽ đạt được con số 14 tỉ USD, đó là con số không thách thức một chút nào, nếu nhìn vào thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới lớn, khoảng 450 tỉ USD giá trị thương mại/ năm, trong đó khoảng 150 tỉ USD giá trị thương mại của đồ nội thất bằng gỗ. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Bên cạnh, các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc thì một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Độ, UAE…
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Bên cạnh, các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc thì một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Độ, UAE… Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh về nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ, bên cạnh đó, khai thác được các sản phẩm ngách như tủ bếp hay sofa ở thị trưởng chủ lực Mỹ, đó là những lý do để chờ đợi năm 2021, ngành gỗ sẽ đạt được bước tiến như chờ đợi.
Theo ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng thường trực bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành gỗ cần tiếp tục duy trì tăng trưởng tại thị trường Mỹ, phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt trên 6 tỉ USD ở riêng thị trường này để đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng 40% so với 2019. Trong khi đó, đối với các thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc, tiếp tục mục tiêu tăng trưởng từ 10-12% trong năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 15%-20% trong giai đoạn 2021-2025.
Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu vào các thị trường lớn này, ông Cao Quốc Hưng, thứ trưởng bộ Công thương cho biết, bộ sẽ sẽ tiếp tục phổ biến lợi ích mà các Hiệp định thương mại tự do để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tối ưu thị trường. Đồng thời Bộ Công thương cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm năng. Đồng thời, kiến nghị Bộ Tài chính, các địa phương bố trí kinh phí cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương thiệu ngành gỗ, để tạo ra nguồn lực và nền tảng vững vàng cho ngành gỗ trong năm 2021.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập khẳng định, năm 2020 đạt được giá trị xuất khẩu như chờ đợi là nhờ sự liên kết giữa các doanh nghiệp, sự thích ứng và khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy của các doanh nghiệp, cùng nhau khai thác và tạo ra những sản phẩm đáp ứng được thị trường và xu hướng tiêu dùng của người Mỹ, và đây chắc chắn là xu thế phát triển trong năm 2021
Mạnh Hùng (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- Xuất khẩu gỗ năm 2020 cán mốc gần 12,5 tỷ USD
- Chi Hội Dăm gỗ Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất
- Doanh nghiệp gỗ chung tay, chính thức ra mắt Quỹ Việt Nam xanh
- Hiệp định RCEP với ngành gỗ: Mở ra thị trường 2,2 tỉ người
- Ngành gỗ đối diện phòng vệ thương mại: Đừng ngại từ chối nguồn FDI không minh bạch
- Giải pháp giảm thiểu lẩn tránh xuất xứ: Lập rào cản thương mại
- Ứng xử với thiên nhiên: Trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ
- Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam
- Điểm mặt rủi ro, loại bỏ gian lận
- Ghế Sofa: Đối diện rủi ro gian lận xuất xứ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu