Hiệp định RCEP với ngành gỗ: Mở ra thị trường 2,2 tỉ người
Được ký kết vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được cho là thoả thuận khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô thị trường trên 26 nghìn tỉ USD phục vụ cho 2,2 tỉ người. Nó ra đời đúng lúc thị trường toàn cầu có nhiều biến động và hình thành các chuỗi cung ứng mới trong bối cảnh phức tạp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Xuất khẩu đồ gỗ sang khối này chiếm tới 37% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành.
RCEP không hẳn là một thỏa thuận lý tưởng. Nhưng ở thời điểm hiện tại RCEP phù hợp với điều kiện của một số quốc gia đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam, khi chúng ta được coi là hưởng lợi từ RCEP. Theo Trademap, việc hài hòa các quy tắc xuất xứ nội khối RCEP sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này. Trong RCEP, tỉ lệ tự do hóa thuế quan được qui định không cao hơn mức cam kết trong các Hiệp định FTA ASEAN+ hiện hành. Ngược lại, tỉ lệ tự do hóa thuế quan cao hơn từ các đối tác cho Việt Nam.
Riêng với ngành gỗ Việt Nam, cam kết thuế quan khá thoáng khi bỏ thuế ở một loạt các mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sang 15 thị trường trong khối, nhất là các thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 32% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Với thị trường Trung Quốc (chiếm 12% tổng giá trị xuất khẩu, đạt 1,3 tỉ USD vào năm 2019), xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường này chiếm tới 79% là mặt hàng xuất khẩu lớn. Việt Nam cam kết, năm 2021 sẽ bỏ thuế xuất khẩu đối với sản phẩm này sang Trung Quốc. Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, mặt hàng này đang được hưởng thuế xuất khẩu 0% theo cam kết tại Hiệp định CPTTP và AKFTA.
Cam kết với thị trường Hàn Quốc về viên nén (chiếm 36% giá trị xuất khẩu vào Hàn Quốc) đang chịu mức thuế 3% sẽ về 0% sau khi Hiệp định có hiệu lực; gỗ dán chiếm 28%, chịu mức thuế suất 5% sẽ giảm xuống còn 4,7% trong năm thứ nhất và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo khi hiệp định có liệu lực. Cũng như hai thị trường trên đối với thị trường Nhật Bản, giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam đạt 1,3 tỉ USD vào năm 2019, sẽ cam kết bỏ thuế ở các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn sang thị trường này.
Khối các nước ASEAN chiếm 3% giá trị xuất khẩu của toàn ngành, hầu hết các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang các thị trường ASEAN đã được hưởng lợi thế từ trước. RCEP mở ra cơ hội lớn khi 3 thị trường trọng điểm của ngành đều nằm trong Hiệp định này, nhưng ngành gỗ cũng đối mặt với một loạt vấn đề về sự chuyển dịch các mặt hàng đang bị đánh thuế từ nước xuất khẩu sang Việt Nam và coi Việt Nam như là một trong những nước trung chuyển; Đối diện với các mặt hàng giá rẻ chuyển từ các nước trong khối; giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nếu không có sự thay đổi. Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, RCEP không chỉ có lợi thế về một thị trường có 2,2 tỉ người tiêu dùng, mà nó bao phủ gần như toàn bộ chuỗi sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Khi RCEP có hiệu lực sẽ tạo ra các ưu đãi thuế quan nhiều nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các thành viên khi được áp dụng quy tắc xuất xứ nội khối.
Nhưng bà cũng cảnh báo, RCEP là một thách thức không nhỏ vì lợi ích của RCEP chủ yếu nằm ở câu chuyện hài hòa các quy tắc về xuất xứ và thuế quan. Nên để tận dụng được, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu để đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất. Thứ 2 là khả năng RCEP sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn, không chỉ ở thị trường trong nước mà cạnh tranh ở cả trong thị trường RCEP. Ví dụ như hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản họ chưa có hiệp định thương mại tự do - FTA, nhưng với RCEP họ sẽ có thương mại tự do. Như vậy là cạnh tranh của chúng ta với thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên mà trực tiếp là đối với đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc chẳng hạn.
Xuân Lâm (Gỗ Việt số 128, tháng 11/2020)
- Ngành gỗ đối diện phòng vệ thương mại: Đừng ngại từ chối nguồn FDI không minh bạch
- Giải pháp giảm thiểu lẩn tránh xuất xứ: Lập rào cản thương mại
- Ứng xử với thiên nhiên: Trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ
- Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam
- Điểm mặt rủi ro, loại bỏ gian lận
- Ghế Sofa: Đối diện rủi ro gian lận xuất xứ
- Hội thảo: Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam
- Đối thủ tại phân khúc tủ bếp: Nhìn rõ đối thủ, đưa tủ bếp lên ngôi
- Chế biến tủ bếp: Tấn công thị trường 7 tỉ USD
- Thuế xuất khẩu dăm gỗ và những câu hỏi cần giải đáp
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu