Đối thủ tại phân khúc tủ bếp: Nhìn rõ đối thủ, đưa tủ bếp lên ngôi
Hiện nay nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm xuất vào thị trường Mỹ, tuy nhiên ngành này cũng có rủi ro”, ông Lê Văn Lương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gỗ Đại Thành ngập ngừng nói về việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào sản xuất tủ bếp và tủ nhà tắm xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Sự lo lắng của ông Lương được dựa trên yếu tố đánh giá về đối thủ Trung Quốc, nơi có 60 doanh nghiệp làm sản phẩm tủ bếp và giá trị xuất khẩu đạt 6 tỉ USD một năm. Khi cuộc thương chiến với Mỹ nổ ra, các doanh nghiệp này phân tán tới Malaysia (29 doanh nghiệp), Thái Lan, Indonesia và số còn lại là tới Việt Nam, lên tới 25 doanh nghiệp. Trong số này, có 15 doanh nghiệp rất lớn đầu tư sản xuất ở khu Tân Bình, và đó là sự cạnh tranh lớn với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.
Cùng với đó, do ảnh hưởng của Covid 19, nên sản xuất tủ bếp của doanh nghiệp Việt Nam có chiều hướng chậm phát triển và chững lại, do người mua hàng đến ít, nhưng đối với các nhà xuất khẩu FDI nhất là người Trung Quốc đang sản xuất tại Việt Nam, họ có đầu ra và có kênh thông tin tiếp cận trực tiếp, do các công ty nhập khẩu mặt hàng này là người Trung Quốc tại Mỹ, họ có cửa hàng và đặt hàng trực tiếp các doanh nghiệp FDI Trung Quốc, Đài Loan ở Việt Nam.
Chiếm 2/3 người mua hàng mặt hàng này là người Trung Quốc có quốc tịch Mỹ, họ mua hàng theo kênh này, do vậy phát triển rất tốt. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hiện chưa tiếp cận được kênh trực tiếp này, nên gặp nhiều bất lợi hơn so với đối thủ.
Mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc đã kết nối nhà nhập khẩu tại Mỹ đẩy giá xuống thấp ít nhất là 16%, toàn bộ khách hàng Mỹ qua Việt Nam đều được kết nối bởi người Trung Quốc, họ cũng đang mang các sản phẩm thành phẩm qua Việt Nam lắp ráp để hưởng được mức thuế thấp khi xuất khẩu sang Mỹ. Do vậy giá mà họ bán ra sẽ hưởng lợi hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Rõ ràng, các đối thủ đến từ Trung Quốc là một thách thức cần phải giải quyết, trước khi nói tới những yếu tố về xu hướng kinh doanh và tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, còn một số ý kiến lo ngại về việc mặt hàng tủ bếp này sẽ gặp rủi ro khi bị đưa vào bán phá giá vì phát triển quá nóng. Nếu Việt Nam không minh bạch về việc này thì mặt hàng tủ bếp của Việt Nam sẽ bị liệt kê vào mặt hàng chống bán phá giá. Do vậy việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư và chớp lấy cơ hội thì phải xem xét lại.
Trái ngược với sự thận trọng và lo lắng đó, ông Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phát lại nhìn thấy những cơ hội đích thực cho doanh nghiệp, khi Thiên Phát đã xác định việc đầu tư đúng hướng, bài bản, xác định rõ dòng sản phẩm, với đội ngũ tư vấn cẩn thận để giảm chi phí tạo ra sự đồng bộ, chuyên nghiệp.
Đồng thời, ông Thanh cũng nhấn mạnh tới việc, cần có những giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý, hiệp hội, cho tới các doanh nghiệp để tập trung phát triển dòng sản phẩm đang lên ngôi này, để tránh việc kiện chống bán phá giá nếu phát triển quá nóng.
Vì hiện tại, giá thành sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam bán ra đang thấp hơn 1,8 lần so với các doanh nghiệp FDI từ Đài Loan, Trung Quốc ở Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ đối với mặt hàng này, vì các đối tác nhập hàng ở Mỹ đã thỏa thuận đưa ra giá thấp đối với mặt hàng này cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu các doanh nghiệp trong nước sản xuất với giá thành mà đối tác Mỹ nhập từ doanh nghiệp Đài Loan hay Trung Quốc thì sẽ có biên độ lợi nhuận cao hơn, hiện này các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc, Đài Loan được hỗ trợ mức giá 24%.
Đồng thời, sử dụng gỗ cao su sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ, nâng cao về chất lượng, tránh đua về giá để tận dụng hết dư địa từ thị phần mới này.
Vì vậy, thời điểm này, cần có sự đồng thuận và quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất tủ bếp, tủ nhà tắm để vượt qua thử thách từ doanh nghiệp Trung Quốc và khai thác được tối đa dư địa xuất khẩu này.
Mạnh Hùng (Gỗ Việt số 126, tháng 9/2020)
- Chế biến tủ bếp: Tấn công thị trường 7 tỉ USD
- Thuế xuất khẩu dăm gỗ và những câu hỏi cần giải đáp
- Doanh nghiệp dăm gỗ: Đối mặt nguy cơ phá sản
- Cần làm rõ việc áp thuế với gỗ ghép thanh
- Hệ lụy từ sự “bất thường” của gỗ dán
- Đồ gỗ ngoài trời: Bắt tín hiệu từ thị trường Mỹ
- Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá 10,54% đối với sản phẩm gỗ dán từ Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Tập trung nguồn lực, bùng nổ cuối năm
- Lao đao vì Covid-19
- Ngành gỗ đối mặt khó khăn kép: Giữ nội lực trước bão Covid-19
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu