Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Tập trung nguồn lực, bùng nổ cuối năm
Đó là gợi mở vừa được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát đi trong những ngày giữa tháng 5 nóng bỏng với cuộc chiến mới: Phục hồi sản xuất và xuất khẩu của ngành gỗ khi dịch Covid-19 được đẩy lùi ở Việt Nam. Nó là yêu cầu sống còn của ngành khi chúng ta đã mất nhiều thời gian, nguồn lực, đơn hàng và cả thị trường vì virus corona gây tác động xấu trong thời gian khá dài, và hiện vẫn còn gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị với các doanh nghiệp về việc biến mình thành lò xo bật lên, bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần rà soát lại chiến lược kinh doanh để có nguồn lực tốt nhất, sẵn sàng bùng nổ vào quý 3, 4 và khai thác tốt nhất dư địa còn lại để đạt mục tiêu cuối cùng cao nhất.
Hiện nay, ngành gỗ đang tích cực tiếp cận các gói chính sách của Chính phủ về tín dụng, an sinh, tài chính để các doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất một cách nhanh nhất. Cùng lúc đó, khai thác các thị trường trống, đó có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, như vậy mới tạo ra cục diện chung cho tổng thị trường phù hợp tình hình diễn biến khống chế dịch.
Hội nghị bàn giải pháp khôi phục chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản sau dịch bện Covid -19
Ông nhấn mạnh, ngành gỗ cần tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng theo hướng hiện đại bền vững bằng cả ba trụ cột, vùng nguyên liệu phải tổ chức lại chiến lược phát triển bền vững đủ sức cung ứng nguyên liệu, đa dạng hóa ngành và đưa ra những giá trị cho những phân khúc của các đối tượng tham gia khu vực nguyên liệu.
Bộ trưởng lưu ý trong thương mại cần chú ý đến thị trường trong nước với 100 triệu dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6-7%, tốc độ đô thị hóa là 4%, tốc độ này là sự bảo đảm cho ngành gỗ phát triển. Tại sao lại phải nhập sản phẩm đồ gỗ từ nước khác trong khi VN sản xuất đồ gỗ? Cần tập trung vào thị trường trong nước. Đây là thị trường khổng lồ, tiềm năng lợi thế và có tương lai tốt.
Về khu vực chế biến, hình thành được những tập đoàn lớn, khu công nghiệp lớn mang tầm cỡ khu vực và toàn cầu, đủ năng lực về công nghệ, tầm quản trị, sản phẩm, thương hiệu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời rà soát lại, củng cố phát triển hình thức thương mại hiện đại, bao gồm các thiết chế cứng như hội chợ, trung tâm, triển lãm, chợ đầu mối... và thiết chế mềm ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ thông tin để thương mại online cùng với xây dựng thương hiệu.
Đồng tình với những nhận định của bộ trưởng, thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, sau quý 2, ngành gỗ phải có quyết tâm hành động cao nhất, phấn đấu tăng trưởng 10% so với cùng kì năm ngoái, và quý 3 phải cao hơn quý 2 43%, trong khi quí cuối cùng trong năm phải đạt tốc độ tăng trưởng 15%. Mục tiêu này là khả thi vì năng lực sản xuất của ngành gỗ hoàn toàn có thể thực hiện được, vấn đề là phải đánh giá, tiếp cận và giữ bằng được đơn hàng.
Theo ông Hà Công Tuấn, nếu mục tiêu này đạt được, mức tăng trưởng cả năm so với năm 2019 sẽ là 5% về giá trị xuất khẩu. Ông cũng cho rằng, ngoài thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần xâu kết giải pháp để chiếm lĩnh thị trường trong nước trị giá tới 3,5 tỉ USD (trong đó 800 triệu USD đang nằm từ các sản phẩm nhập khẩu).
“Doanh nghiệp gỗ có thừa sự quyết tâm và sáng tạo để triển khai mục tiêu mà bộ trưởng đặt ra”, ông Vũ Hải Bằng, chủ tịch Công ty CP Woodsland nói, “Để tăng doanh số xuất khẩu gỗ trong năm nay có thể không phải quá khó với làn sóng đầu tư hiện tại. Tuy nhiên, có bền vững hay không, cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, tăng trưởng năm nay 10-15% cũng quan trọng nhưng sự phát triển ổn định của ngành còn quan trọng hơn nhiều như thế. Chúng tôi đã chuẩn bị các bước để xoay sang thị trường khác với sự rủi ro về dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như hiện nay”, ông Bằng khẳng định chắc nịch. Tuy nhiên, để làm được điều này, ông nhấn mạnh, các chính sách của Chính phủ về bảo hiểm, an sinh xã hội hoặc thuế cần phải được triển khai càng sớm càng tốt và thể hiện bằng cả tinh thần lẫn hành động với các doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng lạc quan với mục tiêu và giá trị mà ngành gỗ sẽ đạt được trong năm 2020. Các con số đã nói lên điều đó, trong quý 1, giá trị xuất khẩu của ngành gỗ là 2,576 tỉ USD, tăng 14% so với cùng kì năm trước, nếu tính cả 4 tháng đầu năm thì đạt 3,2 tỉ USD tăng 6% so với cùng kỳ (riêng tháng 4 là giảm 20% so với cùng kỳ). Theo ông, dù cho dịch còn kéo dài, nhưng giá trị tăng trưởng của ngành gỗ vẫn có thể đạt 2 con số vì những sản phẩm cốt lõi có doanh số nhiều tỉ USD đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Hiện tại, các doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi này, những mặt hàng có số lượng lớn và rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sản xuất rất rầm rộ, làm không hết đơn hàng dù là đang trong mùa dịch.
Bên cạnh đó, việc khống chế thành công dịch Covid -19 đã giúp Việt Nam thu hút đầu tư, và đầu tư nước ngoài đã chuyển dịch mạnh mẽ vào ngành gỗ trong nước. Tuy quý 2 xuất khẩu có sụt giảm, nhưng sức hút của đầu tư và nhu cầu mua hàng lớn đối với chúng ta và thế giới đang có chính sách sống chung với dịch và đang mở cửa dần thị trường.
Và ngành gỗ sẽ tạo ra sức bật trong những tháng cuối năm nhờ việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng chuỗi cung ứng trong nước (thay thế nguyên, phụ liệu, thiết bị nhập khẩu), xây dựng chiến lược sản phẩm và thị trường khách hàng, đa dạng các giải pháp bán hàng và sản xuất cung ứng thị trường nội địa.
Vũ Huy - Gỗ Việt, số 122 tháng 5/2020
- Lao đao vì Covid-19
- Ngành gỗ đối mặt khó khăn kép: Giữ nội lực trước bão Covid-19
- Hội thảo trực tuyến ngành Gỗ : Phục hồi – Tăng tốc – Bứt phát: Phát triển bền vững giai đoạn hậu dịch?
- Gỗ dán trước nguy cơ bị kiện: Cuộc đua chứng minh sự minh bạch
- Ứng phó với Covid 19: Tăng cường liên kết, vượt qua thách thức
- Covid -19: Ngành gỗ Việt Nam đối diện với mức tăng trưởng 0% trong năm 2020
- Gỗ dán cứng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị kiện gian lận xuất xứ
- Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị: Cất cánh tới năm 2025
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Năm thắng lợi của ngành gỗ
- Xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025: Ngành gỗ cần thực hiện chương trình hành động đồng bộ
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh