Covid -19: Ngành gỗ Việt Nam đối diện với mức tăng trưởng 0% trong năm 2020

13/03/2020 08:50
Covid -19: Ngành gỗ Việt Nam đối diện với mức tăng trưởng 0% trong năm 2020

Tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (Covid- 19) gây ra gây tác động mạnh đến ngành gỗ và chế biến gỗ Việt Nam ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Lần đầu tiên có thể ngành gỗ Việt Nam sẽ đối mặt với mức tăng trưởng 0% - đó là nhận định của đại diện  Hiệp hội Gỗ và Lâm sản gỗ Việt Nam (VIFOREST)

Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại một số thị trường trọng điểm giảm

Thống kê từ số liệu Hải quan cho thấy hết tháng 2/2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,578 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,137 tỷ USD tăng 13,9%. Cũng theo số liệu từ VIFOREST, 2 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc tăng, nhưng lại có xu giảm tại các thị trường Anh (-13%), Hàn Quốc (-6%), Hàn Lan (-23%), Úc (-13%),… Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2020 giảm gồm: dăm gỗ giảm 3%, giá giảm 2 - 3 USD/tấn; gỗ dán và các loại ván nhân tạo xuất khẩu giảm 15%; gỗ xẻ xuất khẩu giảm 32%.

Sản xuất đồ gỗ tại Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang

Ở chiều ngược lại, 2 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 329,8 triệu USD giảm 11,1% so với 2019. Trong đó, nhập khẩu gỗ tròn giảm 49%; gỗ xẻ nhập khẩu giảm 45%; các loại ván nhân tạo chủ yếu được nhập từ Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ các thị trường trọng điểm giảm: Malaysia giảm 28%; Brazil giảm 27%; Chile giảm 37%; Đức giảm 42%; Pháp giảm 9%. Việc nhập khẩu gỗ giảm do nguồn cung trong nước tăng, dịch Covid- 19 khiến một số doanh nghiệp thận trọng trong việc nhập nguyên liệu do sợ xuất khẩu gặp khó khăn.

Tác động của dịch Covid- 19 tới ngành gỗ và chế biến gỗ là rất lớn.

Đây là nhận định của Ông Sỹ Hoài, Phó chủ tịch VIFOREST tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vào ngày 12/3 vừa qua, các thị trường trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, … hiện đang diễn biến phức tạp về dịch bệnh ảnh hưởng mạnh đến khả năng nhận hàng, phân phối và tiêu thụ đồ gỗ tại các thị trường này. Một số khách hàng đề nghị chậm giao hàng theo đơn hàng đã ký, chậm thanh toán tiền hàng vì nhân viên phải nghỉ tránh dịch bệnh. Trong khi đó, dự kiện để ký đơn hàng mới sẽ chậm từ 3 - 6 tháng do lo ngại dịch bệnh, khách hàng chưa sang.

Về gỗ nguyên liệu, do khó khăn về logistic, container và tàu biển vận chuyển, đẩy giá bán nguyên liệu tăng lên từ 2 - 3 USD/m3. Một số nguyên liệu đang thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào do gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, hiện chưa tìm được thị trường khác thay thế.

Các mặt hàng như Dăm gỗ, viên nén nguyên liệu mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 20% đang bị ảnh hưởng nặng do bệnh dịch tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc làm hành trình hành trình tàu vận chuyển kéo dài hơn 1 tháng so với trước đây vì thắt chặt kiểm soát dịch bệnh ở cả cảng xuất và cảng nhập; tàu hàng chậm trễ nhận hàng làm tăng chi phí lưu kho bãi, tăng chi phí tài chính – vốn vay; nhu cầu các thị trường dăm gỗ giảm làm giảm giá 5 - 6 USD/ tấn dăm khô, dự báo giá dăm gỗ tiếp tục giảm 3 - 4 USD/ tấn khô trong thời gian tới; người trồng rừng dừng khai thác gỗ nguyên liệu làm gián đoạn nguồn cung ứng gỗ cho cả ngành dăm và ngành chế biến đồ gỗ...

“Mặc dù giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2020 tăng, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng, giá trị xuất khẩu chung của ngành sẽ giảm đang kể do tác động của dịch Covid- 19, một số mặt hàng xuất khẩu có sự biến động mạnh”,ông Ngỗ Sỹ Hoài nói.

Tại cuộc họp trên VIFOREST đã đưa ra các kiến nghị cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ: Bỏ thuế xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ từ 2% xuống còn 0% đến hết năm 2020 để thúc đẩy xuất khẩu và giảm ảnh hưởng dây chuyển tới doanh nghiệp và hộ dân trồng rừng. Đối với mặt hàng gỗ xẻ xuất khẩu hiện nay đang áp thuế 25%, đề nghị giảm xuống 0% đối với mặt hàng này làm từ gỗ nhập khẩu . Đồng thời kiến nghị trả chậm thuế VAT nhập khẩu nguyên liệu gỗ nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả nợ thêm 3 - 6 tháng, không tính lãi suất phạt quá hạn

Gỗ Việt