Tăng giờ làm:Giảm hay tăng sức cạnh tranh?
Đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành, từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất đang tạo ra những quan điểm khác biệt nhau. Trong cuộc hội thảo vào ngày 14 tháng 10 vừa qua, có nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất tăng giờ làm thêm của lao động và cho rằng, đó là điều kiện tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, đại diện người lao động đang có quan điểm ngược lại vì lo việc tăng giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, là người ủng hộ phương án tăng giờ làm thêm, nhưng phải thận trọng và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền có việc làm và quyền làm thêm việc của người lao động. Theo ông lý giải, muốn giảm thời gian lao động thường xuyên từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ là không phù hợp. Trên thực tế người lao động đang cần thu nhập, lương bắt nguồn từ sản phẩm và dịch vụ, nếu giảm thời gian làm thì tiền lương phải giảm đi, nếu lương giảm thì người lao động bắt buộc phải đi làm thêm. Hiện tại nền kinh tế đang chuyển sang đổi mới sáng tạo, không có doanh nghiệp nào làm 5 ngày/ tuần, nhiều doanh nghiệp đã và đang phải làm thêm nhiều. Với giờ làm 44h/ tuần là không phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, giờ làm thêm, có nhiều đặc thù cho từng ngành, có những ngành làm thêm theo mùa vụ; ví dụ thủy sản, hay ngành gỗ thì lao động cần thêm giờ, một năm chỉ tập trung làm 4-5tháng/ năm, để sản xuất theo đơn hàng.. Đồng tình với ý kiến này, bà Marry Tarnowka, Giám đốc điều hành AmCham Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khi được so sánh với các tiêu chuẩn khu vực, một số điều khoản lao động chính của Việt Nam nổi bật là không cạnh tranh. Bà nhận định, trong tương quan so sánh, giới hạn giờ làm thêm ở Trung Quốc là 400 giờ, trong khi ở Thái Lan và Malaysia là 1800 giờ. Hiện tại, giờ lao động của Việt Nam chỉ ở mức 200 giờ - đây là một sự khác biệt rất lớn. Giới hạn 200 giờ này là một bất lợi đáng kể cho các doanh nghiệp vì nó tước đi một bộ đệm đủ để xử lý các cơ hội và đặt Việt Nam vào thế bất lợi cạnh tranh so với các nước láng giềng.
Do đó, bà khuyến nghị Việt Nam tăng giới hạn giờ làm thêm hàng năm từ 200 đến 300 giờ đối với điều kiện làm việc bình thường và 400 giờ trong trường hợp đặc biệt hoặc trong một số ngành công nghiệp nhất định. Hủy bỏ giới hạn hàng tuần và hàng tháng và loại bỏ yêu cầu đối với người sử dụng lao động để có được sự chấp thuận của cơ quan lao động khi nhân viên làm việc tới 400 giờ làm thêm mỗi năm trong những trường hợp đặc biệt hoặc trong một số ngành công nghiệp. Nhìn vào tình hình hiện nay, tiền lương của Việt Nam có thể so sánh với các đối thủ trong khu vực. Tuy nhiên, giới hạn tăng ca của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể và phí bảo hiểm cho giờ làm thêm vẫn cao hơn nhiều. Kết quả của việc này là tăng trưởng tiền lương hiện đang vượt xa mức tăng năng suất. Sự năng động này chắc chắn góp phần làm giảm năng suất trên mỗi đô la mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Từ góc độ khu vực, sự sụt giảm năng suất trên mỗi đô la này đang gây hại cho khả năng cạnh tranh tương đối của Việt Nam cũng như sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam phải chuẩn hóa các khía cạnh không cạnh tranh của luật lao động theo các quy tắc khu vực, không chỉ để duy trì khả năng cạnh tranh, mà còn để giải quyết khoảng cách liên tục giữa tiền lương và tăng năng suất. Như các chuyên gia đã đề cập, khoảng cách này không thể được phép tiếp tục nếu Việt Nam duy trì năng suất cạnh tranh bằng đồng đô la, điều này đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và lợi nhuận của Việt Nam. Với các doanh nghiệp mang tính Nhật Minh Tăng giờ làm: mùa vụ, làm thêm giờ có những thời điểm được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp bởi nó quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Đối với ngành gỗ, hiện nay, cả nước có khoảng 500.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm khoảng 40-45%. Nên làm thêm giờ càng có tính sống còn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật lao động (sửa đổi)
Vì cùng một đơn hàng, một doanh nghiệp ở quốc gia khác hoàn thành nhanh hơn một doanh nghiệp ở Việt Nam, đương nhiên nhà đầu tư sẽ chọn doanh nghiệp hoàn thành đúng tiến độ. Do đó việc làm thêm giờ không thể rải đều trong toàn bộ thời gian trong năm mà thường chỉ tập trung vào một số giai đoạn nhất định, và trong thời điểm này càng khó tuyển lao động vì các doanh nghiệp chế biến gỗ khác cũng đều phải tăng lượng hàng sản xuất. Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho biết, đề xuất tăng giờ làm là để thúc đẩy tăng năng suất lao động, và cân bằng quyền lợi giữa doanh nghiệp và người lao động. Bà Andrea Prince, quản lý Dự án Khung khổ Quan hệ Lao động mới của ILO cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc Việt Nam dành ưu tiên cải thiện điều kiện lao động, và tăng giờ làm tại các ngành công nghiệp xuất khẩu như chế biến gỗ. Nhưng theo ông Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, thành viên Ban kinh tế Chính phủ, quy định về làm thêm giờ cần phải có sự đảm bảo lợi ích công bằng cho doanh nghiệp, chứ không vô tình chung giúp người lao động “kéo tụt” doanh nghiệp…. không khuyến khích được sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng ông cảnh báo, không nên làm giảm quyền tự do của hai bên với nhau. Quyền làm thêm là do bên thỏa thuận với nhau, không nên quy định trong luật, làm tăng quyền thương lượng giữa hai bên, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Trừ một số ngành đặc biệt thì mới cần ràng buôc, không nên khống chế thời gian làm việc. Ở thời đại sáng tạo như hiện nay, việc ràng buộc thời gian vô tình chung làm giảm sức sáng tạo.
Đó cũng là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, khi ông cho rằng, các cơ quan quản lý không nên đưa ra khung để bó buộc, cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết, tự cạnh tranh, nếu doanh nghiệp nào trả mức lương tốt hơn có chế độ đãi ngộ tốt hơn thì người lao động sẽ tự kết nối. Cần phải đảm bảo quyền của người sử dụng lao động và quyền của người lao động phải thống nhất với nhau. Đại diện của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, thay vì ràng buộc giờ làm thêm theo tháng, thì luật mới nên qui định bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày và không quá 500 giờ trong một năm. Vì trong thực tế, người lao động làm việc bình quân 10 giờ/ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất lao động. Do đặc thù phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu trong mùa vụ, không phải ngày nào cũng có nguyên liệu mà làm 10 tiếng/ngày. Hơn nữa chủ doanh nghiệp cũng phải cân đối việc làm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động mới đảm bảo được năng suất, chất lượng. Từ đó doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Mặt khác, người lao động cũng có nhu cầu làm thêm giờ để nhận lương thêm trang trải cuộc sống. Vì nhu cầu làm thêm giờ để có thêm thu nhập là có thật. Nhưng phải đảm bảo lợi ích và chất lượng của cả hai bên.
NHẬT MINH - GV116
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất xứ hàng hóa khi cấp CO
- Mục tiêu xuất khẩu gỗ 11 tỉ USD năm 2019: Trên đường về đích
- Chống gian lận xuất xứ : Không để các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam
- Bộ Công thương cảnh báo: Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra
- Ngành gỗ cần quản lý tốt nguồn gốc sản phẩm
- Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung: Từ bài học ngành thép, ngành gỗ thận trọng hơn
- Tìm sự hài hòa trong chính sách xuất khẩu dăm gỗ
- Việt Nam điều tra bán phá giá ván gỗ sợi: Tính chủ quyền và tính minh bạch của ngành gỗ
- Tín hiệu lạc quan từ thị trường Đông Nam Á
- Cơ hội vượt qua mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD: Phát huy giá trị nội tại của doanh nghiệp
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu