Ngành gỗ cần quản lý tốt nguồn gốc sản phẩm
Căng thẳng trong thương mại Mỹ - Trung dường như đang có dấu hiệu hòa hoãn, tuy nhiên, gói áp thuế 200 tỉ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra trước đó, vẫn tạo ra những tác động lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, và cũng tác động tới các nước khác, trong đó có Việt Nam. Những ảnh hưởng của cuộc thương chiến Mỹ - Trung được các chuyên gia ngành gỗ nhìn nhận như thế nào, dưới đây là ghi nhanh của phóng viên Tạp chí Gỗ Việt tại Hội thảo “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt: Chuyển dịch đầu tư nước ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu”.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, VCCI
Để quản lý tốt nguồn gốc xuất xứ, và tránh các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc mượn xuất xứ Việt Nam cần sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước nói chung, mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc phòng chống gian lận thương mại. Thông tin từ cơ quan hải quan là rất quan trọng, vì nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra đều do cơ quan hải quan giám sát. Để ngăn chặn tốt, phải có một số sự phối hợp đồng bộ. Nếu cơ quan Hải quan nghi ngờ có gian lận thương mại, phải có rõ nguồn hàng nhập vào từ quốc gia, ví dụ nguồn hàng từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam, số lượng bao nhiêu? Những doanh nghiệp nào nhập khẩu? Khi đó, chúng ta sẽ quản lý chặt doanh nghiệp đó, nguồn nhập khẩu đó làm gì thì chúng ta sẽ giám sát chặt doanh nghiệp đó. Thứ hai là đầu ra cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhập vào và nguồn xuất khẩu đi, thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nghi ngờ số một để kiểm soát doanh nghiệp như vậy. Sau quá trình kiểm tra thấy rằng, có rất nhiều doanh nghiệp giờ đứng tên là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, nhưng đứng đằng sau là nguồn vốn của doanh nghiệp Trung Quốc. Họ được trang bị máy móc và kỹ thuật của Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu.
Ông Phạm Tuấn Long, Phó phòng xuất nhập khẩu, Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công thương
Chúng ta không chỉ điều tra về CO mà còn về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ, tuỳ vào mức độ và thách thức. Mục tiêu là bảo vệ ngành sản xuất của chúng ta, việc lách thuế không chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà ở nhiều quốc gia khác để xuất khẩu sang nước thứ 3. Đây là cơ hội để doanh nghiệp trong nước đầu tư, nâng cao năng lực chế biến, công nghệ để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Về mặt quản lý, Bộ Kế hoạch và đầu tư cần tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư tại các dự án; Bộ Công thương thường cấp CO ưu đãi về thuế, còn sang Mỹ thì phải xin được CO của Mỹ, để chứng minh hàng đó là có xuất xứ từ Việt Nam. Trong toàn bộ hàng của chúng ta xuất sang Mỹ không phải toàn bộ xin được CO. Tuy nhiên, trong cơ quan quản lý đã giao trách nhiệm. Ví dụ như Bộ Công thương tham mưu chính sách, còn quản lý trực tiếp là cơ quan hải quan. Hiện nay, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra xuất xứ cả nhập khẩu và xuất khẩu. Tất nhiên, theo một số quy định, cơ quan hải quan có xem xét, hóa đơn, chứng từ, nhưng khi nào họ có nghi vấn họ mới kiểm tra thực tế. Hiện nay, tăng cường quản lý là đúng, nhưng phải tránh ảnh hưởng tới uy tín không đáng có cho ngành gỗ.
Ông Trần Hữu Thắng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn gỗ Hương Sơn
Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi ở chỗ Mỹ tập trung vào nhập hàng hóa từ Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa theo kịp được các công nghệ sản xuất tiến tiến để đáp ứng được các đơn hàng lớn và có chất lượng cao hơn. DN Việt vẫn làm ăn theo kiểu tự phát, trong khi yêu cầu về đơn hàng của nước ngoài cao cấp hơn. Các cơ quan quản lý nên có sự giúp đỡ về vốn để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng hàng hóa. Về phía Hải quan cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào dán mác Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Giám đốc Công ty TNHH Kim Sen
Cuộc chiến này tác động mạnh tới các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp của Trung Quốc trong thời gian vừa qua sang Việt Nam rất nhiều, họ cạnh tranh về nguyên liệu với các DN Việt Nam và đẩy giá mua nguyên liệu lên cao, giá mua chênh so với giá mua của doanh nghiệp Việt từ 300.000 – 400.000 VNĐ/1 m3 . Hầu như doanh nghiệp Việt không mua được nguyên liệu. Nếu không kiểm soát được thì sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính và như vậy vô hình tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn không lành mạnh, vì ngành gỗ ván ép xuất phát từ Trung Quốc, từ nguyên liệu, chuyên gia cho tới công nghệ sản xuất. Doanh nghiệp Việt sẽ khó mà cạnh tranh được, họ nhập nguyên liệu đầu vào cao, nhưng giá xuất khẩu lại thấp, giá họ xuất khẩu đi Mỹ rẻ hơn khoảng 1 tr/1m3 so với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được, trong tình cảnh như hiện tại, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Hiện nhiều doanh nghiệp chỉ bán được với mức giá 330 -340 USD/1m3 thậm chí là lỗ, nhưng lỗ không làm thì không được, mặc dù doanh số cao nhưng lợi nhuận không có. Việc cạnh tranh không chỉ ở nguyên liệu đầu vào mà còn là đầu ra của sản phẩm. Vừa rồi Mỹ đã có đoàn kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ dán vào Mỹ có sự gian lận về CO có xuất xứ từ Việt Nam và hậu quả của việc này là trong khoảng thời gian 2-3 tháng họ dừng toàn bộ các lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, nguyên nhân dừng này không phải từ doanh nghiệp Việt Nam và là từ doanh nghiệp Trung Quốc. Như vậy họ sẽ thắt chặt hàng xuất khẩu sang Mỹ và đề nghị cơ quan nhà nước có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ông Vương Chính Bảo – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Đại sứ quán Trung Quốc quan tâm tác động của cuộc chiến thương mãi Mỹ - Trung tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Việt Nam có hưởng lợi hay không? Quan điểm quốc tế cho rằng Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này. Hơn một năm nay khi có cuộc chiến này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn, điều này mang lại vốn đầu tư, thu thuế nhiều hơn, mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Có quan điểm của Trung Quốc nói rằng cái gì là thắng, trong hợp tác một bên thắng không phải là thắng mà các bên cùng thắng mới là thắng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ lo lắng về hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam có ảnh hưởng tới kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này phải lý giải ở hai mặt, một mặt chắc chắn sẽ mang lại những khó khăn, nhưng mặt khác cũng thúc đẩy cải tiến công nghệ và cải tiến quản lý bao gồm cả thiết bị sản xuất, như vậy sẽ nâng cao sức cạnh tranh của ngành gỗ Việ tNam. Theo cơ chế thị trường thì phải nỗ lực và không ngừng tăng sức cạnh tranh mới sinh tồn được. Nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục thì liệu Việt Nam có được hưởng lợi nữa không? Hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội này để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh và phát triển lành mạnh.
MẠNH HÙNG - GV113
- Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung: Từ bài học ngành thép, ngành gỗ thận trọng hơn
- Tìm sự hài hòa trong chính sách xuất khẩu dăm gỗ
- Việt Nam điều tra bán phá giá ván gỗ sợi: Tính chủ quyền và tính minh bạch của ngành gỗ
- Tín hiệu lạc quan từ thị trường Đông Nam Á
- Cơ hội vượt qua mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD: Phát huy giá trị nội tại của doanh nghiệp
- Thủ tướng: Chế biến gỗ và lâm sản phải vượt kim ngạch 11 tỉ USD
- Mổ xẻ” chuyện doanh nghiệp FDI dồn vốn vào ngành gỗ
- Một năm nhìn lại và xu hướng năm 2019
- Mục tiêu xuất khẩu 25 tỉ USD 2025: Chợ đầu mối Tavico Long Bình - Đồng hành cùng doanh nghiệp
- Thách thức hiện thực hóa Hiệp định VPA/FLEGT
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025