Tìm sự hài hòa trong chính sách xuất khẩu dăm gỗ
Làm thế nào để hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, để hạn chế xuất gỗ nguyên liệu thô do Chính phủ đặt ra, mà vẫn đảm bảo không tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và lớn hơn, là không gây ảnh hưởng đến người trồng rừng, đang trở thành bài toán cần giải với các cơ quan quản lý nhà nước.
Chính phủ cũng có nhiều chính sách, quy định để nhằm định hướng hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, tăng cường chế biến sau dăm, đồng thời quy hoạch các vùng nguyên liệu gỗ lớn, đảm bảo an ninh gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ. Một trong những biện pháp cơ bản là áp dụng tăng thuế suất thuế xuất khẩu dăm gỗ lên 2% kể từ năm 2016, nhưng vào tháng 3 năm nay, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này từ 2% lên 5%, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất trong nước, đồng thời không ảnh hưởng quá nhiều đến đối tượng cung cấp là các hộ trồng rừng, hạn chế tình trạng người trồng rừng bị ép giá, người dân thu hoạch non gỗ rừng để làm dăm gỗ.
Những câu hỏi cần giải đáp
Năm 2018 Việt Nam xuất lượng dăm đạt kỷ lục gần 10,4 triệu tấn khô, tương đương hơn 20 triệu m3 gỗ quy tròn. Việt Nam đã thu về giá trị kim ngạch xuất khẩu bằng 1,34 tỉ USD từ lượng dăm này. Các con số này tăng đột biến sau mức lao dốc vào năm 2016. Trong 4 tháng đầu 2019, lượng dăm xuất của Việt Nam đã tăng vọt lên gần 4 triệu tấn, tương đương gần 0,56 tỉ USD về kim ngạch. Tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ trong những tháng đầu năm 2019 phản ảnh tâm lý “né” thuế suất thuế xuất khẩu dự kiến tăng lên 5% trong năm 2019.
Số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ nguồn Tổng cục Hải quan của Việt Nam về kim ngạch và lượng xuất khẩu dăm trong chuỗi thời gian 2014 – 2019 cho thấy những thay đổi phức tạp trên thị trường dăm gỗ xuất khẩu. Những diễn biến trên thị trường thể hiện mức độ chính sách thuế tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng này của Chính phủ đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình.
Theo ông Tô Xuân Phúc, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ đã tăng lên đến 1,34 tỉ USD vào năm 2018, sự phát triển bùng nổ của ngành dăm vừa có đóng góp quan trọng vào 8,9 tỉ USD tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2018, và vừa tạo ra rủi ro cho chính ngành công nghiệp gỗ, rộng hơn là cho cả ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Sự ảnh hưởng của nó lan tỏa trong khắp chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu đã đặt ra nhiều vấn đề cần được phân tích thấu đáo và tìm ra giải pháp phù hợp nhất quy luật của thị trường và vì thị trường. Một câu hỏi đặt ra là liệu chính sách tăng thuế suất thuế xuất khẩu dăm gỗ 2% đã đạt được mục tiêu hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô và ngành chế biến đồ gỗ nội thất đã được đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào chất lượng, giá cả hợp lý hay chưa?
Thực tế là lượng dăm xuất khẩu dường như có xu hướng tăng cao hơn giá trị kim ngạch xuất. Lượng và giá trị xuất dăm tăng mạnh trước thời điểm thuế suất thuế xuất khẩu dăm tăng lên 2% có hiệu lực, sau đó giảm mạnh kể từ tháng 1/2016. Và lượng cũng như giá trị dăm xuất tăng mạnh trở lại trong các tháng gần đây khi có dự thảo tăng thuế suất thuế xuất khẩu dăm lên 5%.
Câu hỏi khác là liệu sau khi tăng thuế suất thuế xuất khẩu dăm gỗ tình hình thị trường ngành gỗ có rơi vào tình trạng như đã diễn ra kể từ năm 2016 đến nay? Nếu bài toán cũ lặp lại thì giải pháp nào để bù đắp được những thiệt hại của thị trường ngành gỗ, của doanh nghiệp và của hàng triệu hộ gia đình trên cả nước?
Thực tế khi áp thuế thuế xuất khẩu 2% từ đầu năm 2016, tương ứng mức 2,5-2,8 USD/tấn khô, giá dăm xuất khẩu bình quân năm 2016 đã không tăng lên, ngược lại đã giảm 6%, tức khoảng 8USD/tấn khô so với năm 2015. Với quy mô sản lượng ngành dăm gỗ xuất khẩu hiện nay, con số tổn thất giá trị của toàn thị trường dăm xuất khẩu là rất lớn, và nó đã ảnh hưởng lên cả ngành lâm nghiệp nói chung.
Lời người trong cuộc
Theo các doanh nghiệp, mức tăng như vậy là khá cao (tới 150%), trong khi các doanh nghiệp đã lên kế hoạch chuẩn bị cho sản xuất với mức chi phí đã tính toán trước. Nếu muốn tăng mức thuế lên 5%, Chính phủ cần có lộ trình, và chứng minh được sự cần thiết phải tăng thuế xuất khẩu, tác động của việc tăng thuế xuất khẩu ảnh hưởng đến chuổi hoạt động của ngành dăm gỗ. Điều tôi băn khoăn ở đây là, trong trường hợp tăng thuế, doanh nghiệp sẽ trừ vào giá thu mua nguyên liệu, nên người chịu ảnh hưởng cuối cùng vẫn là người dân trồng rừng, cùng lúc đó, chúng ta cũng phải đánh giá lại sự hiệu quả của việc trồng rừng, tôi nghĩ rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự tham vấn trực tiếp từ các hộ dân, người trồng rừng và đóng góp của các chuyên gia làm cơ sở cho dự thảo tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ.
Trong khi đó, để làm tốt chính sách tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn, Chính phủ cần đánh giá khả năng tài chính của người trồng rừng, đó là yếu tố tác động trực tiếp đến chu kỳ trồng rừng gỗ nguyên liệu, và được đông đảo người trồng rừng quan tâm, đặc biệt là nông dân miền núi. Hiện nay, gỗ chế biến sử dụng nguyên liệu cần có chứng nhận FSC, trong khi người trồng rừng đang trồng theo hộ gia đình diện tích nhỏ, phân tán, tiếp cận thông tin, hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá rừng là điều kiện khó khăn với họ, đó cũng là vấn đề cần lưu tâm.
Điều đó đồng nghĩa với việc, chúng ta cần trả lời được, mức thuế bao nhiêu là phù hợp, để đảm bảo các mục tiêu chính phủ đề ra liên quan tới các chính sách trồng rừng, nâng cao chất lượng sống của người dân, và các sinh kế liên quan đến rừng, khi áp dụng hoặc tăng thuế xuất khẩu dăm.
Và như vậy, Chính phủ cần có những đánh giá khách quan về hiệu quả, tác động của thuế về các dịch chuyển trong các khâu theo kỳ vọng. Đánh giá cũng cần quan tâm đến khía cạnh tác động của thuế đối với sinh kế của các hộ trồng rừng.
Chính phủ cần đưa ra các cơ chế đảm bảo việc áp dụng, tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu không tạo ra bất cứ tác động tiêu cực tới nguồn thu của các hộ trồng rừng. Nguồn thu của hộ trên một đơn vị sản phẩm sau khi áp thuế ít nhất phải bằng với nguồn thu của hộ trên cùng đơn vị sản phẩm trước áp thuế. Không đạt được mục tiêu cốt lõi này sẽ làm giảm giá trị của sách thuế, hoặc thậm chí thuế có thể trở thành công cụ để chuyển một phần nguồn thu ít ỏi của hộ trồng rừng, bao gồm nhiều hộ nghèo, thành nguồn thu cho ngân sách. Điều này đi ngược lại với những kỳ vọng xóa đói giảm nghèo của chính phủ.
Khi chính phủ đưa ra được các cơ chế để đảm bảo các hộ trồng rừng không bị tác động tiêu cực bởi thuế xuất khẩu, chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu theo lộ trình đã đề ra trước đó. Tuy nhiên, nguồn thu của chính phủ từ thuế xuất khẩu dăm cần sử dụng một cách hợp lý, đảm bảo thực hiện mục tiêu của chính sách. Nguồn thu này có thể được sử dụng làm quỹ đầu tư nhằm khuyến khích các hộ đầu tư trồng rừng gỗ lớn. Nguồn thu này cũng có thể được sử dụng làm quỹ bảo hiểm rừng trồng, nhằm giảm rủi ro cho các hộ dân. Một phần của nguồn thu cũng nên sử dụng để đầu tư vào khâu chọn tạo giống, nhằm đảm bảo các giống rừng trồng (keo) cung ra thị trường có chất lượng tốt.
Gỗ Việt Số 112 – tháng 6, 2019
- Việt Nam điều tra bán phá giá ván gỗ sợi: Tính chủ quyền và tính minh bạch của ngành gỗ
- Tín hiệu lạc quan từ thị trường Đông Nam Á
- Cơ hội vượt qua mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD: Phát huy giá trị nội tại của doanh nghiệp
- Thủ tướng: Chế biến gỗ và lâm sản phải vượt kim ngạch 11 tỉ USD
- Mổ xẻ” chuyện doanh nghiệp FDI dồn vốn vào ngành gỗ
- Một năm nhìn lại và xu hướng năm 2019
- Mục tiêu xuất khẩu 25 tỉ USD 2025: Chợ đầu mối Tavico Long Bình - Đồng hành cùng doanh nghiệp
- Thách thức hiện thực hóa Hiệp định VPA/FLEGT
- Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ : Những quan ngại từ việc tăng đột biến
- Nắm cơ hội phát triển mới
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng