Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ : Những quan ngại từ việc tăng đột biến
Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới, với mức sử dụng trên100 tỉ USD mỗi năm. Với 70% đồ nội thất ở Mỹ là nhập khẩu, 30% do thị trường trong nước cung cấp. Khu vựcchâu Á xuất khẩu đồ nội thất vào Mỹ chiếm 23,3 tỉ vào năm 2017.
Theo số liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ,nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc đạt 11,3 tỉ USD vào năm 2017, chiếm 48% thị phần. Việt Nam đứng thứ hai, với 3,4 tỉ USD, chiếm 11,5% thị phần. Các nhà sản xuất đồ nội thất Malaysia có thể thấy lợi ích từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Từ đầu năm 2005 khi Bộ thương mại Mỹ áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất phòng ngủ bằng của Trung Quốc, sau một thời kỳ tăng trưởng bất thường, trong giai đoạn 4 năm từ năm 2000 đến năm 2004 xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng gấp 3 lần, và chiếm tới 50% thị phần sản phẩm này tại Mỹ. Sau động thái đó mặt hàng này của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ thay vì chịu thuế 7% thì mức thuế mới cho mặt hàng này đã là 200% từ năm 2005 cho tới nay vẫn áp dụng.Tiếp theo đó vào ngày 6 tháng 6 năm 2018, Mỹ áp dụng gói 32,5 tỉ USD lần nhất và lần hai vào ngày 23 tháng 8 năm 2018 với giá trị là 13,4 tỉ USD. Ngày 24 tháng 9 năm 2018, áp dụng gọi 189 tỉ USD đối với các sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu Mỹ, các mặt hàng này ở các ngành hàng…trong đó có sản phẩm đồ gỗ, ghế ngồi. Các mặt hàng Mỹ áp thuế hầu hết ở 10% trong danh mục các loại hàng.
Với áp lực tăng thuế cùng với các gói áp thuế mới trong cuộc chiến thương mại hiện tại, các nhà máy sản xuất đồ gỗ của Trung Quốc bắt buộc phải có sự chuyển dịch và Việt Nam được xem là điểm đến phù hợp với nhiều lợi thế về giao thông, lao động cũng như các cơ hội từ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Sau đợt áp dụng thuế lần thứ 3 vào ngày 24 tháng 9 với gói gần 200 tỉ đối có đồ nội thất và các thiết bị khác. Với gói thuế mới này, có tổng số có 210 mặt hàng gỗ (m. hs 8 chữ số) trong đó có 172 mặt hàng gỗ thuộc m. HS 44 và 38 mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc khi xuất khẩu vào Mỹ áp mức thuế là 10%. Trong đó có mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ ngoài chịu mức thuế chống phá giá là 200% trước đó còn thêm 10% với gói thuế mới do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng.
Các sản phẩm gỗ nội thất của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có giá trị lớn trong năm 2017 bị áp thuế 10% gồm: Đồ nội thất bằng kim loại sử dụng trong văn phòng (HS 9403.20.00) xuất khẩu đạt 3,87 tỉ USD; Đồ nội thất bằng gỗ khác (HS 9403.60.80) xuất khẩu đạt 3,01 tỉ USD; Mặt hàng ghế gỗ bọc nệm (HS 9401.61.60) xuất đạt 2,69 tỉ USD; Ghế ngồi bọc nệm có khung bằng gỗ (HS 9401.61.40.11) xuất đạt 1,45 tỉ USD; Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong phòng bếp (HS 9403.40.90) xuất 1,25 tỉ USD; Bộ phần đồ nội thất (HS 9403.90.80) xuất 971 triệu USD. Với gói thuế mới này ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào?
Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ số 1 của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm tới 43% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 2,73 tỉ USD chiếm 43,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước, tăng 19,17% so với cùng kỳ của năm 2017 và 15,75% so với năm 2016. Các mặt hàng gỗ chính, chiếm tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn như mặt hàng ghế ngồi chiếm trung bình 17% tổng giá trị xuất khẩu; đồ gỗ văn phòng chiếm 6%; đồ gỗ trong phòng bếp chiếm 3%; đồ gỗ dùng trong phòng ngủ chiếm 30%; đồ nội thất bằng gỗ khác chiếm 26%; Bộ phận đồ nội thất chiếm 14%, mặt hàng gỗ dán chiếm trung bình 1% tỉ trọng xuất khẩu 6 nhóm hàng trên chiếm tới 97% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thống kê dữ liệu Hải quan cho thấy trong giai đoạn từ 2010 tới 2016, mặt hàng gỗ dán hàng năm xuất khẩu đi Mỹ trung bình khoảng từ 7 triệu USD/năm, chiếm tỉ trọng xuất khẩu trung bình là 0,4%/năm. Trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, mặt hàng gỗ dán xuất khẩu tăng đột biến sang thị trường Mỹ. Năm 2017 chiếm tới 2% thị phần xuất khẩu sang Mỹ. 9 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu mặt hàng này đạt 217,4 nghìn m3 tăng 617% về lượng và 126,1 triệu USD, tăng trên 300% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (31,51 triệu USD). Số liệu thống kê từ tổng cục Hải quan tại Hình 3 cho thấy giá trị xuất khẩu tăng đột biến mặt hàng này từng tháng trong giai đoạn từ 2015 tới 9 tháng năm 2018. Trong năm 2017 Việt Nam nhập khẩu 380,567 m3 gỗ dán ứng với trị giá 166,96 triệu USD tăng 18% về lượng và 26% về giá trị so với 2016. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn của Việt Nam chiếm 83% về giá trị vào năm 2017 và 88% trong 9 tháng đầu năm 2018. Sự tăng đột biến xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ cũng như là việc Việt Nam nhập khẩu giá trị lớn gỗ dán từ Trung Quốc là yếu tố dẫn tới các quan ngại cho các doanh nghiệp đang sản xuất mặt hàng này trong nước. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã có ý kiến cảnh báo trong năm 2018, các công ty Trung Quốc đã đầu tư tràn lan sang Việt Nam để sản xuất xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ nói chung và các mặt hàng khác nói riêng. Điều này dẫn đến các một số nguy cơ đáng lo ngại đối với doanh nghiệp trong nước vì những lý do sau:
Việc lượng lớn nhà đầu tư gỗ dán Trung Quốc chuyển sang Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ tạo điều kiện cho Mỹ điều tra và áp thuế đối với cả mặt hàng gỗ dán của Việt Nam, điều này có nguy cơ dẫn đến việc đóng cửa thị trường Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp sản xuất gỗ dán của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Với chi phí lợi thế về vốn, công nghệ, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động gian lận thương mại. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc khi xuất sang thị trường Hoa Kỳ sẽ bị áp thuế suất cao, vì vậy, có khả năng các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ có chiêu bài để lẩn tránh, thay đổi nguồn gốc xuất xứ sang Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Mỹ để nhằm tránh thuế. Khi lượng gỗ dán Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng một cách đột biến trong thời gian này, Mỹ sẽ nghi ngờ và có thể áp dụng cả biện pháp “trừng phạt” đối với cả các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét áp dụng các rào cản để ngăn chặn dòng chảy ồ ạt các sản phẩm gỗ dán từ Trung Quốc vào Việt Nam, có biện pháp điều tiết hợp lý. Có biện pháp ngăn chặn các nguy cơ về gian lận thương mại có thể xảy ra.
CẨM LÊ - GV 106
- Nắm cơ hội phát triển mới
- Con số ấn tượng: Kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 7,6 tỷ USD
- Doanh nghiệp ngành gỗ bàn cách tối ưu lợi thế
- Xu hướng sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ tại Việt Nam: Tăng lên theo từng năm
- EU và quá trình thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển
- Tái cấu trúc ngành gỗ: Lựa chọn đột phá của gỗ Việt Nam
- Phía sau những con số - gỗ cứng hoa Kỳ xuất Khẩu sang Đông nam Á Là sự cam kết của AHEC
- Giải bài toán giá đồ gỗ nội thất tự nhiên
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam
- Chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu: Hướng đến mục tiêu 18-20 tỷ USD
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu