Xu hướng sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ tại Việt Nam: Tăng lên theo từng năm
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên là nước tiêu thụ gỗ lớn với lượng gỗ nhập khẩu trung bình từ 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm. Mỹ không chỉ được biết tới là thị trường xuất khẩu số 1 của đồ gỗ Việt mà còn là thị trường nhập khẩu gỗ xẻ lớn của Việt Nam với lượng nhập tăng đều từ 8-10%/năm.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2016, Việt Nam nhập460.376 m3 gỗ xẻ và 75.925 m3 gỗ tròn, năm 2017 lượng nhập tăng lên 496.630 m3 gỗ xẻ và 124.851 m3 gỗ tròn, 4 tháng năm 2018 lượng nhập tương ứng: 163.690 m3 gỗ xẻ và 51.473 m3 gỗ tròn. Trong đó, nhu cầu sử dụng gỗ tại khu vực phía Bắc đang ngày càng thay đổi, khi nhắc tới đồ gỗ khu vực phía Bắc, thường người tiêu dùng sẽ nhắc tới các làng nghề chế biến đồ gỗ như Đồng Kỵ, (Bắc Ninh), Thạch Thất (Hà Nội), Liên Hà (Hà Nội),… các làng nghề xưa thường sử dụng chủ yếu là nguồn gỗ quý từ Lào, Campuchia với các loại gỗ như hương, gụ, lim, cẩm. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng ngày nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tại báo cáo của Làng nghề gỗ do VIFORES và Forest Trend công bố cho thấy, lượng sử dụng các loài rủi ro cao giảm, lượng các loài thân thiện với môi trường tăng và nguồn cung gỗ rừng trồng trong nước cũng như cung gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp (Mỹ, EU) ngày càng nhiều và đa dạng về thành phần loài; (iii) thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Sự thay đổi này được thể hiện rõ ràng ở khu vực Thạch Thất, nơi có làng nghề gỗ Hữu Bằng – cung cấp đồ gỗ cho thị trường Hà Nội chiếm tới 90%; các tỉnh miền Bắc và miền Trung chiếm tới 80% đồ gỗ của làng nghề này.
Gỗ óc chó và gỗ sồi đỏ nhập khẩu từ Mỹ
Sự thay đổi về loại gỗ sử dụng này được ông Nguyễn Duy Vinh, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Phát, giải thích: Trước những năm 2007 Thạch Thất sử dụng nhiều gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia và chế biến đồ gỗ, tuy nhiên gỗ keo Việt Nam lượng cung cấp và chất lượng không ổn định, sẽ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn của làng nghề, gỗ Lào và Campuchia giá thành sẽ đắt khi đưa vào sản xuất và sẽ không cạnh tranh được với các làng nghề khác, trong khi khu vực Thạch Thất hướng tới sản phẩm có xu hướng tiêu dùng của Việt Nam chủ yếu là hợp túi tiền và đẹp, do vậy phải tìm kiếm nguồn gỗ nhập khẩu từ các thị trường có lượng cung lớn và giá thành hợp lý.
Lượng gỗ nhập khẩu từ EU, Mỹ ngày càng nhiều, do khách hàng có nhu cầu ngày càng lớn và Việt Nam có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều gỗ nguyên liệu và dịch chuyển việc sử dụng sang gỗ từ các quốc gia này. Những năm trước đây thì gỗ sử dụng gỗ tạp ở ngoài bắc, dùng nhiều từ các vùng trung du nhiều, nhưng hiện nay đang chuyển dịch sang dùng nhiều các gỗ nhập khẩu như tần bì, sồi, óc chó, thông. Gỗ nhập khẩu từ châu Âu là nhiều nhất, Mỹ là thị trường đứng thứ hai, với lượng gỗ sử dụng trung bình hàng năm khoảng 225.000 m3, bao gồm cả các loại ván, chiếm tới 85% khối lượng, ông Nguyễn Duy Vinh cho biết.
Việc chuyển hướng sang tìm kiếm thị trường để nhập khẩu gỗ là do có một số mặt hàng gỗ đã sử dụng loại gỗ nhập khẩu và bắt đầu thử nghiệm sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Công ty chế biến gỗ Sơn Thắng nhìn thấy xu hướng phát triển của loại gỗ này khi dùng nó sản xuất đồ gỗ thử nghiệm, nhìn thấy xu hướng thị trường sẽ thay đổi và phát triển mạnh do vậy công ty chỉ trong vòng 1- 2 năm sau, Công ty đã bỏ việc tìm kiếm nguồn cung trong nước và đã tập trung sâu vào mảng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển. do có lợi thế về nguồn cung với lượng cung lớn. Trong khi đó nguồn gỗ trong nước phập phù, thời gian cung cấp hàng nhập khẩu là quanh năm, chứ không như nguồn cung trong nước khai thác lại phụ thuộc vào thời tiết.
Theo bà Phan Thị Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công ty Sơn Thắng, việc chuyển hướng này cũng liên quan tới sự thay đổi này liên quan tới thị trường, thị trường mà Sơn Thắng hay cung cấp gỗ là các tỉnh phía bắc và một phần ở khu vực làng nghề. Các loại gỗ hay cung cấp là tần bì, óc chó, sồi trắng, sồi đỏ. Năm 2017 Sơn Thắng nhập khoảng 3.000 container, có khoảng 2.900 container là hàng nhập khẩu từ EU và Mỹ, còn lại một phần nhỏ nhập khẩu từ các nước khác như Nam Mỹ,…
Sản phẩm gỗ tại làng nghề Hữu Bằng
Theo bà Tâm, ở khu vực phía Bắc thì gỗ tần bì đang đứng ở vị trí hàng đầu về lượng tiêu thụ, nó không chỉ là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm đồ gỗ nội thất hiện đại, cao cấp, mà còn phục vụ cho nguyên liệu chế biến sàn gỗ của các dự án xây dựng cao cấp. Trong khi đó, sồi đỏ cũng tăng trưởng khá nhanh ở miền Bắc nhưng chỉ chiếm khoảng 5% về khối lượng so với gỗ tần bì, và ở miền Nam thì sồi trắng đang có xu hướng tăng nhanh.
Ngoài gỗ sồi đỏ thì gỗ óc chó được nhận định là tăng trưởng mạnh trong năm nay, hướng tới đồ nội thất cao cấp. Trong cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ thì gỗ óc chó tăng mạnh hơn. Có được xu hướng này này là do nhu cầu của thị trường, và các công ty luôn bám sát thị trường, theo xu hướng đó thì hiện tại khách hàng Việt Nam thích đồ dùng cao cấp. Gỗ óc chó là một trong những tên tuổi, loại gỗ được mọi người ưa chuộng nhất được đánh giá nằm ở tốp trên để sử dụng để sản xuất đồ nội thất.
Gỗ Việt
- EU và quá trình thúc đẩy ngành gỗ Việt Nam phát triển
- Tái cấu trúc ngành gỗ: Lựa chọn đột phá của gỗ Việt Nam
- Phía sau những con số - gỗ cứng hoa Kỳ xuất Khẩu sang Đông nam Á Là sự cam kết của AHEC
- Giải bài toán giá đồ gỗ nội thất tự nhiên
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam
- Chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu: Hướng đến mục tiêu 18-20 tỷ USD
- Xúc tiến thương mại ngành gỗ: Yếu tố nền tảng của thành công
- Một số nét chính thị trường lâm sản những tháng đầu năm
- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Ngành gỗ thêm mối lo
- Ngành gỗ chủ động ứng phó cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu