Việt Nam điều tra bán phá giá ván gỗ sợi: Tính chủ quyền và tính minh bạch của ngành gỗ
Ngày 16 tháng 04 năm 2019, Bộ Công Thương Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số 940/QĐ-BCT khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và Malaysia. Các mặt hàng bị điều tra có các mã HS 4411.12.00; 4411.13.00; 4411.14.00; 4411.92.00; 4411.93.00; 4411.94.00. Đối với vấn đề này Tạp chí Gỗ Việt có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam để làm rõ hơn những tác động của cuộc điều tra với ngành gỗ và sự chuẩn bị của các doanh nghiệp khác trong tương lai.
Thưa ông, ông có thể đánh giá tác động của sự kiện Bộ công thương điều tra hành vi bán phá giá của ván công nghiệp Thái Lan và Malaysia nhập khẩu với ngành gỗ?
Điều tra hành vi chống bán phá giá là một trong những chính sách thương mại quốc tế và hàng rào thuế quan của các nước trên thế giới. Bộ công thương Việt Nam quyết định điều tra hành vi bán phá giá đối với ván công nghiệp nhập khẩu của Thái Lan và Malaysia phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc điều tra chống bán phá giá ván công nghiệp đối với mặt hàng ván sợi nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia sẽ có các tác động tích cực như sau: Cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện luật pháp quốc tế và Việt Nam. Thể hiện tính chủ quyền, bình đẳng và công khai minh bạch trong lĩnh vực giao thương quốc tế của chính phủ Việt Nam. Đây không phải chỉ là bài học mà còn là hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp làm ăn không chân chính và ngược lại khích lệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Đây là sự kiện chưa từng có kể từ khi ngành gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, và ý nghĩa của nó như thế nào với sự phát triển sau này của ngành?
Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam.Tuy nhiên đối với mặt hàng gỗ đây là lần đầu tiên. Việc điều tra mới chỉ bắt đầu, còn phải chờ đợi kết quả điều tra như thế nào và phương cách xử lý ra sao? Từ đó mới rút ra những ý nghĩa bổ ích. Tuy nhiên như điều trả lời ở trên việc điều tra chống bán phá giá lần này ít nhất cũng có giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao ý thức thực hiện các qui định quốc tế, minh bạch trong giao thương và khuyến khích họ thực hiện chuẩn mực các hành vi kinh doanh đúng đắn.
Cùng lúc với đó, theo ông ngành gỗ Việt Nam phải chuẩn bị những gì để tránh trở thành nạn nhân của một vụ kiện chống bán phá giá của các nước trong khu vực, cũng như từ các thị trường lớn như Mỹ, Australia, hay EU?
Về nhập khẩu đối với ngành gỗ, từ nhiều năm nay Việt Nam nhập khẩu chủ yếu gỗ tròn, gỗ xẻ và một số loại ván nhân tạo, các loại gỗ tròn, gỗ xẻ chủ yếu nhập khẩu từ các nước châu Mỹ, châu Phi và một số nước Đông Nam Á. Việc nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ từ các nước, Việt Nam đã ban hành nhiều luật và chính sách rất chặt chẽ để kiểm soát việc nhập khẩu các loại gỗ này. Do đó việc điều tra chống bán phá giá sẽ khó xảy ra. Đối với các loại ván nhân tạo Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Một vài năm nay đã có hiện tượng Việt Nam nhập khẩu gỗ ép (plywood) từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam đã cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn việc này. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra tình trạng nhập khẩu plywood vào Việt Nam để tiêu dùng, theo đó sẽ có việc điều tra chống phá giá.
Đây cũng là lần đầu tiên việt nam điều tra chống bán phá giá một sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, nó có thể là bài học cho các ngành sản xuất xuất khẩu khác của Việt Nam như thép, da giày, dệt may, nông thủy sản hay không thưa ông?
Như điều tra đã nói, Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng như thép, đồ nhựa … và trong tương lai sẽ có một số mặt hàng nhập khẩu khác có thể sẽ điều tra chống bán phá giá. Tất nhiên một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với chỉ một mặt hàng sẽ là bài học chung cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Điều cốt lõi để tránh bị điều tra chống bán phá giá chính là các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm túc các luật lệ quốc tế cũng như của Việt Nam và luôn đề cao tính cộng đồng và tính trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
GV111 Thực hiện
- Tín hiệu lạc quan từ thị trường Đông Nam Á
- Cơ hội vượt qua mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD: Phát huy giá trị nội tại của doanh nghiệp
- Thủ tướng: Chế biến gỗ và lâm sản phải vượt kim ngạch 11 tỉ USD
- Mổ xẻ” chuyện doanh nghiệp FDI dồn vốn vào ngành gỗ
- Một năm nhìn lại và xu hướng năm 2019
- Mục tiêu xuất khẩu 25 tỉ USD 2025: Chợ đầu mối Tavico Long Bình - Đồng hành cùng doanh nghiệp
- Thách thức hiện thực hóa Hiệp định VPA/FLEGT
- Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ : Những quan ngại từ việc tăng đột biến
- Nắm cơ hội phát triển mới
- Con số ấn tượng: Kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 7,6 tỷ USD
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu