Tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất xứ hàng hóa khi cấp CO
Ngày 13 tháng 9 năm 2019, tại buổi làm việc thường kỳ với các Hiệp hội của tổ công tác Thủ tưởng về tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động sản xuất và đặc biệt trong vấn đề lẩn tránh xuất xứ, chuyển dịch đầu tư. Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó Chủ tịch VIFORES cho biết, trước năm 2018 việc cấp CO thường không có sự tham vấn từ Hiệp hội đối vơi các lô hàng có nghi vấn xuất xứ. Tuy nhiên từ đầu năm 2018 thì đã có sự thay đổi, trong quá trình cấp CO đã tham vấn ý kiến của Hiệp hội, điều này là do chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra, một số mặt hàng gỗ từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế rất cao, một số sản phẩm của Trung Quốc xuất đi không chịu được mức thuế này họ bắt buộc phải có biện pháp, trong đó chuyển dịch CO sang nước khác là biện pháp nhanh nhất.
Để ứng phó, giảm thiểu tối đa những nguy cơ, tác động tiêu cực do ảnh hưởng của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, cũng như ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngày 13 tháng 9 năm 2019, tại buổi làm việc thường kỳ với các Hiệp hội của tổ công tác Thủ tưởng về tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động sản xuất và đặc biệt trong vấn đề lẩn tránh xuất xứ, chuyển dịch đầu tư. Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng Ông Mai Tiến Dũng nhận định, xu hướng toàn cầu hóa và tự do thương mại, phổ biến là các hiệp định tư do thương mại FTA và song phương, tuy nhiên gần đây xu thế bảo hộ thương mại diễn ra theo nhiều phương thức khác nhau.
Bộ trưởng, Tổ trưởng tổ công tác Thủ tướng Ông Mai Tiến Dũng trong buổi làm việc tháo gỡ khó khăn với các Hiệp hội
Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, Thủ tướng đã phê duyệt QĐ 824 về phòng vệ thương mại. Khi áp dụng phòng vệ thương mại đối với 1 nước nào đấy thì các DN của nước đó thường có xu hướng là xuất khẩu sang nước thứ ba dưới nhiều hình thức khác nhau như lẩn tránh xuất xứ, chuyển dịch đầu tư… Đối với vấn đề đó, Thủ tướng đã giao cho các cơ quan liên quan và có nhiều biện pháp để chống vấn đề này. Hiện nay tỉ lệ hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng rất lớn, đặc biệt là các loại hàng hóa như thép, nhôm, gỗ… đây là những hàng có tỷ lệ tăng lớn. Với giá trị xuất khẩu gia tăng thì nguy cơ các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này là lớn.
Hiện tại Hoa kỳ đã điều tra 6 vụ đối với các hàng hóa Việt Nam đối với hành vi lẩn tránh thuế như cá tra, móc áp bằng thép, thép chống ăn mòn, thép cán nguội,.. EU đã điều tra 6 vụ lẩn tránh thuế hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, trong đó có vụ xe nâng hàng bằng tay. Các vụ việc này sau khi điều tra thì đều có kết luận xác nhận lẩn tránh.
Trong các buổi làm việc với Hoa Kỳ, Việt Nam đã trao đổi với phía bạn rằng VN đang sử dụng rất nhiều các biện pháp để quản lý vấn đề xuất xứ cũng như cân bằng cán cân thương mại.
Để tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong vấn đề quản lý xuất xứ, cũng như những khó khăn trong các doanh nghiệp ngành hàng, tổ công tác cho biết, đối với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng đột biến từ 30% trở lên cần phải được xem xét cẩn thận khi cấp CO đối với các mặt hàng.
Đối với vấn đề CO, ông Nguyễn Tôn Quyền, phó Chủ tịch VIFORES cho biết, trước năm 2018 việc cấp CO thường không có sự tham vấn từ Hiệp hội đối vơi các lô hàng có nghi vấn xuất xứ. Tuy nhiên từ đầu năm 2018 thì đã có sự thay đổi, trong quá trình cấp CO đã tham vấn ý kiến của Hiệp hội, điều này là do chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra, một số mặt hàng gỗ từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế rất cao, một số sản phẩm của Trung Quốc xuất đi không chịu được mức thuế này họ bắt buộc phải có biện pháp, trong đó chuyển dịch CO sang nước khác là biện pháp nhanh nhất. Thứ hai, mặt hàng gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam từ giữa năm 2018 tăng đột biến từ giá trị xuất khẩu trên 40 triệu năm 2017, thì năm 2018 giá trị xuất khẩu mặt hàng này lên tới trên 320 triệu USD. Đối với vấn đề này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có công văn cảnh bảo gửi các Bộ Công thương, Nông nghiệp và Tổng cục Hải quan.
Đối với vấn đề kiểm soát cấp CO đối với các mặt hàng khi xuất khẩu, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị các cơ quan quản lý cần minh bạch, rõ ràng và tránh gian lận thương mại trong việc cấp CO làm ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính thì cần phải xây dựng 1 bộ tiêu chí đánh giá trong việc cấp CO. Hình thành 1 văn bản pháp lý để sử dụng trong quá trình đi đánh giá để cấp CO. Trong thời điểm hiện tại khi chưa xây dựng được bộ tiêu chí thì các cơ quan cấp CO cần phải có văn bản hướng dẫn những nội dung cần kiểm tra, lộ trình, kế hoạch kiểm tra,….khi cấp CO. Việt Nam đã và đang ký rất nhiều các Hiệp định FTA, Hiệp định VPA/FLEGT với EU, trong các Hiệp định đều có quy định về việc xuất xứ hàng hóa. Như vậy lượng hàng hóa cần cấp CO khi xuất khẩu sẽ rất lớn, vậy cần phải có một bộ máy hoàn chỉnh, có năng lực để giúp các DN trong việc cấp CO để tránh gây ách tắc, và cần có sự kết nối giữa các cơ quan này.
Gỗ Việt - Số 115, tháng 9/2019
- Mục tiêu xuất khẩu gỗ 11 tỉ USD năm 2019: Trên đường về đích
- Chống gian lận xuất xứ : Không để các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam
- Bộ Công thương cảnh báo: Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra
- Ngành gỗ cần quản lý tốt nguồn gốc sản phẩm
- Tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung: Từ bài học ngành thép, ngành gỗ thận trọng hơn
- Tìm sự hài hòa trong chính sách xuất khẩu dăm gỗ
- Việt Nam điều tra bán phá giá ván gỗ sợi: Tính chủ quyền và tính minh bạch của ngành gỗ
- Tín hiệu lạc quan từ thị trường Đông Nam Á
- Cơ hội vượt qua mục tiêu xuất khẩu 11 tỉ USD: Phát huy giá trị nội tại của doanh nghiệp
- Thủ tướng: Chế biến gỗ và lâm sản phải vượt kim ngạch 11 tỉ USD
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu