Xuất khẩu gỗ 2019: Đặt bản lề cho mục tiêu xa hơn
Theo những tính toán cho đến hết tháng 12, giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đã đạt 11,5 tỉ USD,, đó không chỉ là việc hoàn thành một mục tiêu cụ thể của năm 2019, mà sẽ là bước chạy đà để ngành gỗ hướng tới những mục tiêu lớn hơn nữa trong các năm tới, đó là chạm tay vào con số 20 tỉ sau đây 5 năm. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2019 ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu tăng trưởng gần 19% so với năm trước, đạt kim ngạch trên 11,5 tỉ USD trong năm nay và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt ở hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có một số thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu.
Những thị trường chính này có tổng giá trị xuất khẩu khoảng 7,81 tỉ USD, chiếm đến hơn 86% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản đã ký được nhiều đơn hàng, đó là lý do khiến kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Việt Nam năm 2019 đã đạt giá trị xuất khẩu như kì vọng. Có một sự thay đổi khác cũng quan trọng không kém, đó là theo Tổng cục Lâm nghiệp, ngành gỗ năm 2019 có nhiều thuận lợi, từ chính sách mở cửa đến các hiệp định thương mại để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng, tránh việc gian lận thương mại, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Việc ngành gỗ đạt được mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm có thể giải thích được khi giá trị xuất khẩu của ngành tăng trưởng ổn định và đều đặn qua từng năm, và năm sau luôn cao hơn năm trước, đồng thời các doanh nghiệp đã bắt đầu hướng đến việc phát triển bền vững, sử dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp, đa dạng hóa thị trường, nghiên cứu kĩ xu hướng tiêu dùng, thị hiếu và thị trường quốc tế. Nhưng việc đạt được con số 11,5 tỉ USD là rất đáng quí ở thời điểm này, khi ngành gỗ đang bước vào giai đoạn chuyển giao lớn giữa những giá trị nền tảng và giá trị vượt bậc hơn, đây là giai đoạn sôi động nhất và mở đầu cho việc bắt kịp với những yêu cầu mới, những biến động về thị trường, những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình hợp tác song phương và đa phương của ngành gỗ.
Cần nhớ rằng, mục tiêu của ngành gỗ là đạt giá trị xuất khẩu 20 tỉ vào năm 2025, ngành gỗ cũng phải trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới. Đó đều là những mục tiêu lớn và có mang tính cách mạng với ngành gỗ trong thời gian tới. Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhận định, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đang phát triển nhanh, ổn định và có nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, để ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển như những năm qua, còn nhiều vấn đề cần giải quyết một cách sát sao như giữ được những thị trường truyền thống và chủ chốt, khai phá những thị trường mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng bao gồm chính sách, cơ chế quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn về thương hiệu cho ngành gỗ.
“Với quyết tâm của các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành gỗ sẽ có khả năng để đầu tư và khai thác công nghệ cao. Tuy nhiên, Nhà nước cần tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu của họ trước hết về đất đai, hình thành các khu công nghiệp tập trung, gắn với quảng bá sản phẩm và liên kết với những dịch vụ cảng để đem lại lợi nhuận lớn nhất cho thể cho doanh nghiệp”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói. Theo Thứ trưởng Tuấn, đầu tư các khu công nghiệp tập trung trước hết có thể hướng tới các khu vực ở miền trung và miền bắc, trước mắt là Nghệ An, sau đó là những địa phương gần TP Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước...
Ông cũng nhấn mạnh đến việc mở thêm các khu công nghiệp chế biến tập trung, giúp chúng ta mở ra khả năng đạt được mục tiêu kim ngạch 20 tỷ USD năm 2025. Ngoài chế biến, một vấn đề căn cốt nữa của ngành công nghiệp lâm sản là nguồn nguyên liệu trong nước khi dư địa nhập khẩu nguồn nguyên liệu gỗ tròn không còn nhiều nữa. Do đó, ngành lâm nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ nâng cao năng suất bằng cách chọn giống và chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn.
QUANG HUY - GV 118
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD năm 2019
- Ông Nguyễn Tôn Quyền : Ngành gỗ đã đạt sự phát triển mang tính đột phá
- ĐẠI HỘI HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM NHIỆM KỲ IV (2019-2024)
- AHEC tăng cường hợp tác với VIFORES
- Tăng giờ làm:Giảm hay tăng sức cạnh tranh?
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất xứ hàng hóa khi cấp CO
- Mục tiêu xuất khẩu gỗ 11 tỉ USD năm 2019: Trên đường về đích
- Chống gian lận xuất xứ : Không để các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam
- Bộ Công thương cảnh báo: Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra
- Ngành gỗ cần quản lý tốt nguồn gốc sản phẩm
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu