Xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025: Ngành gỗ cần thực hiện chương trình hành động đồng bộ
Để ngành gỗ đạt giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025, cần phải thực hiện chương trình hành động đồng bộ, từ khu vực chính phủ tới doanh nghiệp, doanh nhân và người dân. Đây là lời chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản.
Chia sẻ tại buổi làm việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh Lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Tổng doanh số xuất khẩu của ngành đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2018, với nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18 %, với kết quả đó lâm nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình.
Tuy đạt được kết quả ghi nhận trên nhưng ngành cũng đối mặt với các thách thức về nhân lực và công nghệ, việc mở rộng sản xuất đối mặt với giá đất thuê đất cao, việc đầu tư mở rộng quỹ đất cho sản xuất ngày càng khó.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường - phát biểu tại buổi làm việc với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đưa ra một số giải pháp cơ bản để ngành đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 tới. Trong đó cần phải thực hiện chương trình đồng bộ hành động, từ khu vực chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân và người dân. Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế pháp luật, đặc biệt là cơ chế chính sách. Doanh nghiệp/doanh nhân và hiệp hội ngành hàng: nắm bắt cơ hội thời cơ, tận dụng tốt khoa học công nghệ 4.0, động viên các doanh nghiệp thực hiện nghiệm và thực hiện tốt Hiệp định VPA/FLEGT để đảm bảo truy suất nguồn gốc ở tất cả các công đoạn từ nguyên liệu đầu vào tới tổ chức chế biến, thương mại. Thực hiện tốt VPA/FLET chính là cơ hội để ngành gỗ chinh phục không chỉ thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ dừng lại ở 140 quốc gia trên thế giới. Người dân - thực hiện liên kết, cùng với các doanh nghiệp, hợp tác xã đảm bảo gỗ rừng trồng 1 cách minh bạch, có truy suất nguồn gốc, có chứng chỉ nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao, truy suất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch nhất. Như vậy sẽ đồng bộ từ khâu nguyên liệu tới tổ chức sản xuất và thương mại. Với cách thức tổ chức đó ngành gỗ Việt đạt giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 sẽ không phải là con số xa vời.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ 2019: Đặt bản lề cho mục tiêu xa hơn
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD năm 2019
- Ông Nguyễn Tôn Quyền : Ngành gỗ đã đạt sự phát triển mang tính đột phá
- ĐẠI HỘI HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM NHIỆM KỲ IV (2019-2024)
- AHEC tăng cường hợp tác với VIFORES
- Tăng giờ làm:Giảm hay tăng sức cạnh tranh?
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất xứ hàng hóa khi cấp CO
- Mục tiêu xuất khẩu gỗ 11 tỉ USD năm 2019: Trên đường về đích
- Chống gian lận xuất xứ : Không để các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam
- Bộ Công thương cảnh báo: Gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh