Hội thảo trực tuyến ngành Gỗ : Phục hồi – Tăng tốc – Bứt phát: Phát triển bền vững giai đoạn hậu dịch?
Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi các Hiệp hội VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định, DOWA và tổ chức Forest Trends tổ chức vào ngày 28/4/2020 (Thứ 3) từ14:30 – 17:00 thông qua hình thức trực tuyến. Đăng ký tham dự trước ngày 27/4/2020 qua link : https://forms.gle/SBmTZBC2XDTsNmUJ9
Đại dịch do COVID-19 gây ra đang tác động tới mọi khía cạnh của xã hội và các ngành kinh tế, trong đó có ngành gỗ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra mức dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 2,7%, giảm mạnh từ con số 7% được dự báo trước đó.
Với một ngành có độ mở rất lớn như ngành gỗ, ngành có kim ngạch xuất đạt trên 10 tỷ USD năm 2019, đại dịch đã làm đứt gãy các chuỗi cung trong xuất nhập khẩu. Sụt giảm đơn hàng, thu hẹp quy mô sản xuất, giảm nhân công, sức ép về các khoản chi trong khi thiếu nguồn thu là những khó khăn lớn mà nhiều doanh nghiệp trong ngành hiện đang phải đối mặt.
Nhằm giảm tác động tiêu cực của dịch, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ đang nỗ lực duy trì một số hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn kết người lao động. Nhiều doanh nghiệp đang ráo riết chuẩn bị cho các hoạt động tái sản xuất, nhằm phục hồi sau dịch. Trong ngành hiện cũng đang hình thành các ý tưởng, sáng kiến không những giúp doanh nghiệp tái hoạt động mà còn chuẩn bị để tăng tốc và bứt phá thời hậu dịch.
Để phục hồi sau đại dịch cần phải làm gì? Nhà nước có chính sách gì hỗ trợ DN?,….. Hội thảo trên do các Hiệp hội các Hiệp hội VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định, DOWA và tổ chức Forest Trends đứng ra tổ chức sẽ tập trung thảo luận các khía cạnh:
- Trong ngành gỗ, đại dịch đã tác động thế nào tới các khâu xuất, nhập khẩu và thị trường nội địa? tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Tới mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động?
- Chính phủ đã có những cơ chế chính sách gì nhằm giảm thiểu tác động của dịch tới ngành?
- Hoạt động cụ thể của DN nhằm chống chịu với dịch tránh bị phá sản là gì?
- Chính phủ và cộng đồng DN trong ngành cần chuẩn bị gì phục hồi và tăng tốc sau đại dich?
- Ngành gỗ sẽ cần vận hành ra sao để có thể giảm được rủi ro về bệnh dịch và thị trường, và có thể tăng tốc, phát triển bền vững trong tương lai?
Hội thảo diễn ra từ: 14:30 – 17:00 ngày 28/4/2020 (Thứ 3) qua hình thức trực tuyến.
Giấy mời và chương trình chi tiết Hội thảo, vui lòng xem tại đây
Quý doanh nghiệp quan tâm vui lòng đăng ký tham dự trước 27/4/2020.
Link đăng ký: https://forms.gle/SBmTZBC2XDTsNmUJ9
BTC Hội thảo sẽ gửi thông tin để đăng nhập tham dự Hội thảo sau khi nhận được xác nhận tham dự của quý vị.
Gỗ Việt
- Gỗ dán trước nguy cơ bị kiện: Cuộc đua chứng minh sự minh bạch
- Ứng phó với Covid 19: Tăng cường liên kết, vượt qua thách thức
- Covid -19: Ngành gỗ Việt Nam đối diện với mức tăng trưởng 0% trong năm 2020
- Gỗ dán cứng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị kiện gian lận xuất xứ
- Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị: Cất cánh tới năm 2025
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Năm thắng lợi của ngành gỗ
- Xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025: Ngành gỗ cần thực hiện chương trình hành động đồng bộ
- Xuất khẩu gỗ 2019: Đặt bản lề cho mục tiêu xa hơn
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD năm 2019
- Ông Nguyễn Tôn Quyền : Ngành gỗ đã đạt sự phát triển mang tính đột phá
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu