Giải pháp giảm thiểu lẩn tránh xuất xứ: Lập rào cản thương mại
Một lần nữa, chủ đề tránh gian lận xuất xứ trong ngành gỗ được đặt lên bàn làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước, khi xu hướng gian lận ngày càng rõ ràng hơn và không chỉ còn là những hành vi đơn lẻ nữa mà trở thành vấn đề gây nhức nhối với những người có trách nhiệm trong ngành.
Theo các hiệp định thương mại đã ký, vẫn có những kẽ hở lớn để gian lận xuất xứ có cơ hội trỗi dậy, lúc này, với những nước thứ 3 đang bị đánh thuế của một nước mà ngành gỗ đang xuất khẩu, thì chúng ta lại mở cửa cho nguồn nguyên liệu, nguồn sản phẩm cho nước thứ 3 một cách chính ngạch. Đồng thời, lại làm những công đoạn tiếp theo, hoàn thiện sản phẩm để xuất khẩu, gây ảnh hưởng tới chính sách thương mại sẽ áp đặt cho Việt Nam. Cụ thể, đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ trong 9 tháng qua tăng trưởng rất cao, lên tới tỉ 3,5 USD, chỉ sau điện thoại Samsung, và tăng tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự chuyển dịch đầu tư FDI để tránh bán phá giá là lẽ đương nhiên của dòng chảy thương mại nhưng cần phải có cái nhìn rõ ràng, đó là nhận định của ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trong cuộc họp mới nhất.
Nhưng làm thế nào để tạo ra dòng chảy thương mại để không khiến cán cân thương mại với Mỹ bị lệch quá lớn (hơn 43 tỉ USD), mà ngành gỗ là một trong những ngành có vai trò quan trọng để bù đắp tình trạng thâm hụt thương mại này. Và đây cũng là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước lo ngại hơn. Sự chuyển dịch dòng đầu tư FDI thường mang tới sự lạc quan cho các nền kinh tế, tuy nhiên, nó cũng kéo theo những tổn hại lớn, khi Mỹ có thể áp thuế với các sản phẩm gỗ của Việt Nam, trước mắt là ván ép và các loại tủ bếp, tủ nhà tắm đang nằm trong những nguy cơ lớn. Theo các số liệu của tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2020, mặt hàng bộ phận đồ gỗ tăng mạnh từ 42,5 triệu lên tới 95,1 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 85,5 triệu, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Vậy làm thế nào tạo ra rào cản để mặt hàng này sang chậm hơn, là một trong những vấn đề khá khó khăn. Trong khi, hiệp định thương mại giữa khối ASEAN, cũng như Việt Nam với Trung Quốc, thuế liên quan đến gỗ xẻ, gỗ đã cắt thành dạng bán sản phẩm, liên quan đến bộ phận sản phẩm, thuế suất bằng không, đối mặt với sản phẩm hoàn thiện là 7,5%, thuế đặc biệt là 5% nhưng sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đều chỉ ghi là chi tiết gỗ, như vậy thì quá dễ dàng, và điều này thì tác động tới chính Việt Nam, khi những doanh nghiệp Trung Quốc bị Mỹ áp thuế lại đang sang Việt Nam để lẩn tránh. Theo ông Đỗ Xuân Lập, dựa vào Nghị định 102, quy các sản phẩm từ thị trường Trung Quốc hay Ukraine vào vùng địa lý không tích cực, để có thể kiểm tra kĩ càng hơn, vì doanh nghiệp nhập các mặt hàng này phải kê khai theo vùng địa lý đó, chúng ta có thể quy vào vùng địa lý không tích cực, để giảm tiến độ và nhịp độ nhập khẩu các chi tiết hoặc sản phẩm gỗ.
Thứ hai, việc khai báo nhập về bộ phận, nhập về chi tiết về tủ bếp, nhà tắm hay sofa, đã qua định hình hay chưa định hình, đã qua bào hoặc sơn, kiểm tra theo kích thước khác nhau, nếu tờ khai khai theo cách này, phải đưa vào Log list, cộng với thực tế nhập khẩu, để đảm bảo sự chính xác, minh bạch, cũng là tạo ra yếu tố về thời gian, tạo ra thủ tục hành chính, vì mặt hàng này thường bị kê khai sai. Thứ 3, nếu là sản phẩm hoàn thiện, tháo ra thành các chi tiết rời để tránh thuế 5% và hưởng thuế 0%, thì chúng ta kiểm tra như thế nào. Và vấn đề đầu tư núp bóng, hoặc nhà máy công suất nhỏ nhưng lại xuất khẩu lớn (diễn ra phổ biến ở Bình Dương, Đồng Nai), thì phía Hải quan phải kiểm tra như thế nào, phối hợp với ngành gỗ ra sao chỉ ra những doanh nghiệp núp bóng, gian dối, cần phải có biện pháp đồng bộ và nhịp nhàng, để tạo ra những kĩ thuật rào cản thương mại để hạn chế rủi ro này.
Đồng tình với ý kiến của ông Đỗ Xuân Lập, đại diện một doanh nghiệp cho biết, lập rào cản thương mại là khó khăn nhưng vô cùng cần thiết, để tránh thua thiệt và không để đối tác nghi ngờ. Theo đó, mục tiêu lập rào cản thương mại là giảm tiến độ các nước lợi dụng chính sách của Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3, và để làm được điều đó, phải áp theo mã vùng, đối với các chi tiết nhập vào Việt Nam, cũng cần phải xây dựng mã vùng, cũng như đối chiếu với Log list. Đối với việc tháo rời sản phẩm để tránh thuế 5%, việc lập rào cản thương mại càng dễ hơn và phù hợp với qui định pháp luật cũng như chính sách thương mại song phương. Bên cạnh đó, là giám sát sau đầu tư, vì chúng ta có khả năng bị lợi dụng chính sách thuế, nhân lực và thương hiệu.
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, phía Hải quan nắm chắc những vấn đề về gian lận xuất xứ thương mại, đã và đang tăng cường kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ. Tổng cục Hải quan đã yêu cầu cơ quan hải quan các địa phương kiểm tra, xác định xuất xứ đối với mặt hàng gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết được hết các vướng mắc của doanh nghiệp, và cần phải nghiên cứu thêm về rào cản thương mại để đảm bảo hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan.
Đức Thành (Gỗ Việt số 128, tháng 11/2020)
- Ứng xử với thiên nhiên: Trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ
- Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam
- Điểm mặt rủi ro, loại bỏ gian lận
- Ghế Sofa: Đối diện rủi ro gian lận xuất xứ
- Hội thảo: Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam
- Đối thủ tại phân khúc tủ bếp: Nhìn rõ đối thủ, đưa tủ bếp lên ngôi
- Chế biến tủ bếp: Tấn công thị trường 7 tỉ USD
- Thuế xuất khẩu dăm gỗ và những câu hỏi cần giải đáp
- Doanh nghiệp dăm gỗ: Đối mặt nguy cơ phá sản
- Cần làm rõ việc áp thuế với gỗ ghép thanh
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu