Mục tiêu ngành gỗ năm 2021: Phát triển nhờ "vaccine" năm 2020
Duy trì mức độ tăng trưởng và giá trị xuất khẩu và vượt qua năm 2020 là mục tiêu chính của ngành gỗ trong năm 2021 trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn gây ra những hậu quả nặng nề trên thế giới, và đó chắc chắn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của ngành gỗ và các cơ quan quản lý nhà nước.
Năm 2020 đã là bàn đạp quan trọng để ngành gỗ Việt Nam bước tới năm 2021 với sự chuẩn bị tốt về tâm lý, giải quyết những khó khăn từ cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, thích nghi với điều kiện mới từ dịch Covid-19, nhận diện rõ những nguy cơ từ gian lận thương mại và xuất xứ hàng hóa, để tạo ra sức đề kháng mới cho ngành gỗ. Có thể nói những thành quả đạt được trong năm 2020, từ việc duy trì giá trị xuất khẩu ở mức cao, giữ được sự ổn định trong sản xuất và xuất khẩu, tìm kiếm những sản phẩm mới để chinh phục các thị trường lớn như Mỹ, nhanh chóng tiếp cận với khách hàng quốc tế nhờ công nghệ kinh doanh trực tuyến, đáp ứng với xu hướng tiêu dùng kiểu mới thời dịch là liều vaccine quan trọng cho ngành gỗ để duy trì phát triển trong năm 2021.
Theo bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2021, mục tiêu ngành gỗ cần đạt được là tăng trưởng 12% so với năm 2020, xuất khẩu sản phẩm gỗ phải đạt trên 10 tỉ USD, lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu trên 1 tỉ USD, ngành gỗ Việt Nam phải chiếm khoảng 8% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới. Bên cạnh đó, tập trung vào phát triển hai nhóm sản phẩm, các sản phẩm đồ gỗ trên 10 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020, các loại dăm gỗ, viên nén, các loại ván… đạt 3 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2020, lâm sản ngoài gỗ đạt 1 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2020.
Đồng tình với nhận định này, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới là rất lớn, và ngành gỗ có nhiều dư địa phát triển trong năm 2021, doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng phát triển thị phần, bên cạnh đó là một số thị trường mới như Canada, Nga, Ấn Độ và UAE có tiềm năng phát triển cao. Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2021. Cùng với đó, các Hiệp định VPA/FLEGT, EVFTA và các hiệp định thương mại khác đang là cơ hội cho ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu.
Càng quan trọng hơn, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ là ngành kinh tế quan trọng luôn được quan tâm đặc biệt trong thời gian qua, chỉ trong vòng 3 năm, có tới 3 hội nghị ngành do Thủ tướng và phó Thủ tướng Chính phủ điều hành và chỉ đạo, điều đó chính là động lực để ngành gỗ có động lực phát triển năm 2021, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong năm 2020. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn cần nhận diện chính xác những thách thức trong năm 2021, trong đó, dịch Covid-19 nhiều khả năng vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn sẽ khiến cho thị trường thế giới chịu tác động lớn, xu hướng tiêu dùng có khả năng thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, và các mặt hàng sản phẩm gỗ trọng điểm cũng nhiều thay đổi và khó dự báo.
Bên cạnh đó là giải quyết tốt những bài toán nội lực như nguồn nguyên liệu, chất lượng rừng trồng, chuyên môn hóa cao, cố gắng đẩy nhanh đầu tư vào công nghệ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, kiểm soát các vấn đề về xuất xứ hàng hóa, không cho bên thứ ba lợi dụng nhãn hàng Việt Nam gây thiệt hại cho ngành. Cùng với đó là những vấn đề về chính sách quản lý, gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ về dòng vốn, chính sách thuế.
Quang Huy (Gỗ Việt số 129, tháng 12/2020)
- Nhận diện thách thức năm 2021: Gạt bỏ lực cản, tiến tới mục tiêu
- Ngành gỗ năm 2021: Giữ vững thành công trước thách thức
- Xuất khẩu gỗ năm 2020 cán mốc gần 12,5 tỷ USD
- Chi Hội Dăm gỗ Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất
- Doanh nghiệp gỗ chung tay, chính thức ra mắt Quỹ Việt Nam xanh
- Hiệp định RCEP với ngành gỗ: Mở ra thị trường 2,2 tỉ người
- Ngành gỗ đối diện phòng vệ thương mại: Đừng ngại từ chối nguồn FDI không minh bạch
- Giải pháp giảm thiểu lẩn tránh xuất xứ: Lập rào cản thương mại
- Ứng xử với thiên nhiên: Trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ
- Giữa đại dịch Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu