Doanh nghiệp gỗ trước sức ép tăng giá thành sản phẩm
Giống như các ngành công nghiệp sản xuất khác trong nước như sắt, thép hay hóa chất, trong thời gian vừa qua, nguyên liệu ngành gỗ, chi phí vận chuyển đều tăng rất mạnh, đã tác động lớn tới lợi nhuận và sự ổn định về tài chính của các doanh nghiệp.
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, xu hướng tăng giá nguyên liệu bị tác động từ nhiều yếu tố, đầu tiên, ở trong nước, thiên tai, bão lũ khiến chi phí sản xuất tăng mạnh. Thêm vào đó, do chuỗi cung bị đứt gãy vì dịch Covid-19, cộng với chi phí logistics, và vận chuyển tăng mạnh, sự cộng hưởng của hai yếu tố khiến cho nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tùy theo nguyên liệu gỗ và tùy thuộc vào nguồn cung khác nhau mà giá nguyên liệu đã tăng từ 10-25%, đây là con số rất lớn ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn đang nóng trên toàn thế giới, càng khiến cho mọi thứ khó khăn hơn.
Giá bán sản phẩm gỗ tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở các thị trường EU và Hoa Kỳ thường bình ổn trong khoảng từ 5 đến 10 năm, và hiếm khi có xu hướng tăng giá, vì vậy, nếu giá bán sản phẩm bị nâng lên thì không có cơ hội cho sản phẩm gỗ Việt Nam vào các cửa hàng hoặc chuỗi siêu thị nội thất tại các thị trường này. |
Không chỉ nguyên liệu gỗ, mà giá nguyên liệu hay phụ kiện cho ngành gỗ như hóa chất hay keo cũng tăng khá nhanh, nguyên nhân là do giá dầu mỏ tăng, mà keo là hóa chất chiết xuất từ dầu mỏ, nên giá dầu mỏ tăng khiến giá hóa chất keo tăng theo. Bên cạnh đó, nguyên liệu làm keo đa phần nhập khẩu từ Trung Quốc, mà từ nguồn cung này có thể có sự thao túng hoặc làm giá của các nhà cung cấp. Mặt khác, giá keo tăng còn do nguyên liệu làm keo tăng, mà phần lớn nguyên liệu chế tạo keo đều đến từ thị trường trong nước, ngay cả keo nhập khẩu từ Nhật Bản cũng có nguyên liệu từ Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này có thể khiến doanh nghiệp phải nâng giá bán sản phẩm gỗ, giảm sức cạnh tranh và tác động lớn tới các đơn hàng sản xuất tiếp theo.
Ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt, cho biết, doanh nghiệp của ông đàm phán đơn hàng với đối tác nước ngoài từ tháng 9/2020, nhưng các nhà mua hàng đồ gỗ của Lâm Việt chủ yếu đến từ EU và Hoa Kỳ, và đây là hai thị trường lớn đang bị tác động nặng nề về đại dịch Covid-19, do vậy, sức mua không tăng, cộng với việc thị trường chịu thiệt hại bởi đại dịch, phải gánh thêm chi phí container, cước tàu (do các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu mua theo giá FOB), do đó, giá container tăng từ 2 - 3 nghìn USD lên 8 - 9 nghìn USD trong khi giá trị trong container chỉ hơn 10 nghìn USD. Vì vậy, việc đặt vấn đề với các nhà nhập khẩu trong việc tăng giá bán là gần như không thể. Ông Liêm chỉ hi vọng, khi chi phí cước tàu giảm xuống sẽ có cơ hội đàm phán nâng giá bán sản phẩm thêm lần nữa. Nhưng ngay cả việc đàm phán nâng giá sản phẩm cũng không phải là câu chuyện dễ dàng, vì giá bán sản phẩm gỗ tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở các thị trường EU và Hoa Kỳ thường bình ổn trong khoảng từ 5 đến 10 năm, và hiếm khi có xu hướng tăng giá. Vì vậy, nếu giá bán sản phẩm bị nâng lên thì không có cơ hội cho sản phẩm gỗ Việt Nam vào các cửa hàng hoặc chuỗi siêu thị nội thất tại các thị trường này.
Đánh giá về các đơn hàng trong thời gian tới, các chuyên gia cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ đã nhận đơn hàng từ các công ty lớn trên thế giới, các đơn hàng này thường theo dòng hàng và tùy thuộc vào năng lực sản xuất và cung cấp của doanh nghiệp Việt Nam (chẳng hạn có thể cung cấp tới 30 container/tháng). Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ vẫn nhận đơn hàng theo kiểu cũ, dù cho nhiều doanh nghiệp chế biến nhỏ muốn nhận đơn hàng lớn và trực tiếp với các đối tác nước ngoài nhưng do qui mô nhỏ, năng lực sản xuất thấp không đáp ứng được các đơn hàng lớn và không có sự ổn định. Liên kết hạ giá thành được đánh giá là một trong những giải pháp cốt yếu. Ông Nguyễn Liêm cho hay, các doanh nghiệp nhỏ nên liên kết với các doanh nghiệp lớn để sản xuất và tạo ra chuỗi cung ứng, chuyên môn hóa và nâng cao năng suất. Nhưng vấn đề là hiện nay, dù đã có nhiều doanh nghiệp làm theo chuỗi nhưng liên kết chưa bền vững. Và đây lại là câu chuyện về tính cục bộ, khi các doanh nghiệp sau khi tham gia chuỗi liên kết, tích lũy được kĩ thuật và cách thức làm việc lại muốn tách ra để sản xuất riêng. Nhưng lại thiếu những kĩ năng khác về quản trị như quản lý nhân lực, phân bổ tài chính, xử lý đơn hàng, tạo hệ thống, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và vai trò nhà cung cấp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không chỉ trong ngành gỗ mà trong nhiều ngành hàng khác gặp khá nhiều khó khăn.
Anh Tuấn (Gỗ Việt số 132, tháng 04/2021)
- Cần siết chặt xuất khẩu sản phẩm ván bóc từ gỗ rừng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- VIFOREST đề nghị cung cấp thông tin về bằng chứng gỗ nhập khẩu hợp pháp
- Ngành gỗ với sức ép hoàn thuế giá trị gia tăng
- Xuất nhập khẩu ngành gỗ: Vẫn oằn vai vì cước vận tải biển tăng cao
- Xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong quý I: Đừng vội mừng
- Điểm danh các tỉnh, thành đạt giá trị xuất khẩu gỗ lớn năm 2020
- Kỳ vọng Chờ kịch bản trị giá 15 tỉ USD
- Điều tra thao túng tiền tệ theo mục 301 đối với Việt Nam: Không áp thuế lên hàng hóa Việt
- Mục tiêu ngành gỗ năm 2021: Phát triển nhờ "vaccine" năm 2020
- Nhận diện thách thức năm 2021: Gạt bỏ lực cản, tiến tới mục tiêu
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh