Ngành công nghiệp đồ nội thất Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh giãn cách
Ngành công nghiệp nội thất của Malaysia đã thiệt hại khoảng 1,6 tỷ RM (tương đương 377 triệu USD) kể từ khi lệnh tăng cường kiểm soát di chuyển và các nhà máy bị cấm hoạt động từ ngày 1/6/2021.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Malaysia trong tháng 5/2021 đạt 219,6 triệu USD, tăng 70,4% so với tháng 5/2020. 5 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,24 tỷ USD, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Malaysia xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu tới thị trường Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 773,7 triệu USD, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 62,5% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Malaysia. Tiếp theo là các thị trường như: Nhật Bản, Anh, Australia, Singapore…
Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Malaysia đang rất khả quan, nhưng theo nguồn thesundaily.my, các công ty sản xuất đồ nội thất nước này phải ngừng hoạt động do lệnh giãn cách xã hội kéo dài để ngăn chặn dịch Covid-19. Ngành công nghiệp nội thất của Malaysia đã thiệt hại khoảng 1,6 tỷ RM (tương đương 377 triệu USD) kể từ khi lệnh tăng cường kiểm soát di chuyển và các nhà máy bị cấm hoạt động từ ngày 1/6/2021.
Theo ước tính, ngành công nghiệp đồ nội thất của Malaysia có thể mất khoảng 1 tỷ RM/ tháng (tương đương 236 triệu USD/tháng) nếu tình trạng giãn cách không được cải thiện. Lệnh giãn cách khiến các nhà sản xuất không thể đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng, dẫn tới tình trạng khách hàng buộc phải huỷ đơn đặt hàng và chuyển sang mua đồ nội thất từ các quốc gia khác. Điều này tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất đồ nội thất của Malaysia.
Có khoảng 3.500 doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất ở Malaysia, trong đó 85% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng giãn cách kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp này đóng cửa.
Malaysia là 1 trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu thế giới, và việc đóng cửa kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp này.
Gỗ Việt
- Các hãng tàu thực hiện nghiêm quy định về việc công khai, niêm yết giá cước
- Mỹ tăng nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ từ thị trường Việt Nam
- VIFOREST đề nghị Bộ Y tế chấp thuận chủ trương trong việc liên hệ, xúc tiến các nguồn nhập khẩu vắc xin phòng, chống dịch Covid-19
- Trực diện xuất FOB và nhập CIF: Thiệt đơn, thiệt kép
- Việt Nam, Hoa Kỳ đạt thỏa thuận về vấn đề tiền tệ
- Các tập đoàn kinh doan Hoa Kỳ kêu gọi Giám đốc Thương mại từ bỏ Thuế quan đối với Việt Nam
- Nửa đầu năm 2021, ngành gỗ gia tăng các dự án đầu tư mới
- Thị trường Mỹ và EU hồi phục: Ngành gỗ tìm cơ hội mới
- Thị trường Hàn Quốc-Nhật Bản: Nhiều tiềm năng phát triển
- Ngành hàng viên nén nhiên liệu: Gia tăng dự án đầu tư
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh