Xuất khẩu gỗ 6 tháng đầu năm giảm nhẹ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6/2016 ước đạt gần 2,5 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 15,5 tỉ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Không tăng trưởng như mọi năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6/2016 đạt 507 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2016 đạt 3,17 tỉ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ là một trong những điểm sáng của kinh tế cả nước. Tốc độ tăng trưởng ngành khá tốt, với mức tăng bình quân 15%/năm. Dự kiến, năm 2016, ngành này tiếp tục tăng trưởng và vượt 7 tỉ USD xuất khẩu. Đến năm 2025, giá trị xuất khẩu của ngành chế biến gỗ có thể đạt đến hơn 20 tỉ USD, gấp 3 lần so với hiện nay.
Hoa Kỳ dẫn đầu về thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đạt 1,05 tỉ USD, chiếm 39,3% trong tổng kim ngạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Nhật Bản 400,61 triệu USD, chiếm 15,06%, tăng 3,5%; sang Trung Quốc 354,88 triệu USD, chiếm 13,34%, giảm 1,34%; sang Hàn Quốc 225,32 triệu USD, chiếm 8,47%, tăng 17,68%.
Mặc dù, xuất khẩu gỗ vẫn đạt được mức tăng trưởng cao, nhưng trong gần 7 tỉ USD xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, thì khối doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 50%. Ngành gỗ Việt Nam hiện gặp trở ngại lớn là thiếu nguồn nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ, như ray kéo, tay nắm... đều phải nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Ván nhân tạo sản xuất trong nước như MDF, Okal còn hạn chế về chất lượng và giá thành.
Hiện nay, giá nhân công ở Trung Quốc đang tăng, nên nhiều đơn hàng lớn đã chuyển sang Việt Nam, góp phần làm tăng doanh thu cho ngành gỗ Việt Nam. Thế nhưng sản phẩm do Việt Nam thiết kế chiếm chưa đến 20%. Nghĩa là phần lớn đơn hàng đều là gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn các DN chế biến gỗ hiện có quy mô nhỏ và vừa, được phát triển từ mô hình hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã nên có nhiều hạn chế. Vì vậy, những đơn hàng lớn, đa dạng rất khó đáp ứng, nên không ít DN mất đơn hàng vì hạn chế này.
Với thị trường Ấn Độ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bị sụt giảm mạnh tới 26% so với cùng kỳ, chỉ đạt 22,29 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Mới đây, Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với gỗ tấm MDF xuất khẩu từ VN vào Ấn Độ. DGAD kết luận “Ngành sản xuất nội địa Ấn Độ đã phải chịu thiệt hại đáng kể gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ Việt Nam”, nên biên độ phá giá dành cho doanh nghiệp VN ở mức 40-50%, kèm theo là mức thuế chống bán phá giá 63,99 USD/m3 .
Vụ việc được khởi xướng điều tra từ tháng 5-2015 do Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd khởi kiện. Ấn Độ cũng đã sang VN tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp trong tháng 2-2016 và đưa đến kết luận cuối cùng nói trên.
GỖ VIỆT số 80
- Tác động của Brexit đến ngành gỗ của Việt Nam: Chủ động ứng phó với Brexit
- Cần phát triển bền vững
- Giải bài toán dăm gỗ
- Brexit và tác động tới ngành gỗ Việt Nam
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- TÌM NHÀ CUNG CẤP GỖ TRÒN
- TÌM NHÀ CUNG CẤP MẶT HÀNG GỖ VỤN ĐỂ XUẤT HÀNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
- TÌM MUA MẶT HÀNG VÁN MDF
- TÌM MUA SẢN PHẨM VÁN GHÉP THANH
- TÌM NHÀ CUNG CẤP GỖ DÁN PHỦ PHIM, GỖ VÁN
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu