Cần phát triển bền vững
6 tháng đầu năm tình hình xuất khẩu ngành gỗ chậm lại nhưng tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu dăm gỗ đạt 58% về giá trị và 61% về khối lượng, mặt hàng này giảm sâu, và kéo xuất khẩu mặt hàng gỗ cũng giảm đi trông thấy. Một trong những nguyên nhân được cho là tác động tới xuất khẩu dăm giảm là do tác động một phần của việc áp thuế xuất 2% đối với mặt hàng này.
Đó là những nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn tại Hội thảo Xuất khẩu dăm gỗ và những thách thức tại Hà Nội vào giữa tháng 7 vừa qua. Theo nhận định của Thứ trưởng, chắc chắn con đường tái cơ cấu của ngành để nâng cao giá trị của gỗ là con đường tất yếu, không thể bằng lòng với việc coi chúng ta là quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới.
NHỮNG VẤN ĐỂ CẦN SUY NGHĨ
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy ngành dăm là ngành phát triển chưa bền vững. Năm 2015, dăm xuất khẩu 8,1 triệu tấn khô, nhưng lại sử dụng 16,2 triệu tấn gỗ, và chỉ thu được 1,2 tỉ USD, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tỉ USD. Phần còn lại sử dụng nguyên liệu gỗ có chất lượng cao hơn, đường kính lớn hơn, với trên 10 triệu m3 gỗ chúng ta thu được kim ngạch gần 6 tỉ USD. Chúng ta cần nhìn vào vấn đề áp thuế đối với mặt hàng này một cách bình tĩnh để chúng ta chuyển động thực sự. Nhà nước chuyển động được chính là từ các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp xuất dăm có rất nhiều doanh nghiệp vừa làm dăm vừa tham gia chế biến gỗ ghép và sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Ông Nguyễn Nị - Chủ tịch Hiệp hội dăm gỗ xuất khẩu Quảng Nam - Quảng Ngãi cho biết, các chính sách quản lý cần tạo đầu ra cho dăm gỗ, vì xuất khẩu dăm gỗ giống như “người đỡ đầu” cho các hộ trồng rừng. Trong khi Ông Lưu Văn Chánh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH liên doanh Cát Phú Nha Trang nhắc đến áp dụng mức thuế 2% đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng rừng, các hộ gia đình, đồng bào dân tộc miền núi, thực trạng từ sau khi chính sách thuế có hiệu lực, giá trị rừng trồng đã giảm, tâm huyết phát triển rừng của bà con có phần nao núng. Và vấn đề là thuế thu được từ mặt hàng này nhỏ hơn so với chi phí mà chính phủ bỏ ra đề đầu tư trồng rừng. Chia sẻ về vấn đề này Ông Cao Lâm Anh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, giai đoạn 2006 - 2010 nhà nước đầu tư cho lâm nghiệp tư 4.500 tỷ, năm 2011- 2015 là 2.500 tỷ và dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là 9.500 tỷ, với việc áp thuế 2% thì nhà nước chỉ thu được 20 triệu USD tương đương với 50 tỷ, khoản thuế thu được này là rất nhỏ.
Ông Chánh cũng nhấn mạnh rằng, việc hạn chế sự phát triển của ngành dăm với mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm gỗ rừng trồng là định hướng hoàn toàn hợp lý. Nhưng các câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là thời điểm nào áp thuế xuất khẩu dăm và mức thuế là bao nhiêu thì phù hợp?
Để trả lời cho những vấn đề này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, chủ trương quản lý của nhà nước là giảm tỉ trọng dăm chứ không phải sử dụng biện pháp hành chính để “bóp” dăm giảm xuống, mà là giảm tỉ trọng trong cơ cấu xuất khẩu. Đồng thời, khi nhìn sâu vào chính sách thuế 2% này, chúng ta phải phân tích rõ phần gỗ nguyên liệu không thể chế biến và gỗ nguyên liệu băm dăm chiếm bao nhiều phần trăm trong tổng lượng dăm xuất khẩu, khi phân tích rõ điều này mới giúp chính phủ có chính sách hợp lý được. Chính sách áp thuế 2% cần phải nghiên cứu, tác động của chính sách này đối với người dân ra sao, và tác động tới phát triển rừng như thế nào mới là gốc cần phải tìm hiểu.
GỠ NÚT THẮT CHO NGƯỜI TRỒNG RỪNG
Ông Nguyễn Văn Chánh - Giám đốc Pisico Quảng Nam nhìn thẳng vào Thông tư 182 của Bộ Tài chính và cho rằng, thông tư này chưa nhận được sự đồng thuận của ngành dăm, và từ phía người trồng rừng. Khi 2% thuế được “đẩy” hết cho người trồng rừng trong khi đó hộ trồng rừng là các hộ nghèo, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ông kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành từ trung ướng tới địa phương đánh giá tác động của Thông tư 182, để không ảnh hưởng đến rừng trồng và mục tiêu giảm nghèo quốc gia. Ông Nguyễn Tôn Quyền cũng đánh giá cao những nhận định có tính chất góp ý như vậy.
Ông Nguyễn Như Xuân - Phó Tổng giám đốc công ty VIJACHIP Cái Lân cho biết, các công ty xuất khẩu dăm chỉ chịu được một phần khó khăn còn lại phải chuyển xuống cho các khâu khác, vì vậy người trồng rừng bị ảnh hưởng rất nặng. Trước đây, Nhà nước có chủ trương trồng cây gỗ lớn về lý thuyết là đúng nhưng cần có thêm nhiều điều kiện như vốn, chi phí trong thời gian trồng rừng, cần có bảo hiểm cho rừng (nhưng bảo hiểm rừng là rất lớn). Và nếu ngành dăm không phát triển thì giá trị của ngành sản xuất tinh sẽ giảm.
Vì vậy Ông đề xuất, miễn hoặc hoãn thuế xuất khẩu, trong thời gian 5 năm, và có lộ trình để áp thuế để các nhà sản xuất và xuất khẩu dăm chuẩn bị sản xuất sâu. Người trồng rừng có thời gian chuẩn bị sang một mô hình kinh doanh mới, có như vậy thì chính sách mới thực hiện được. Nhưng ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, vấn đề áp thuế làm giảm xuất khẩu dăm gỗ là không đáng kể, nhưng cần nghiên cứu sâu vì sao dăm giảm giá và các nước có giảm không?
Còn Ông Hà Công Tuấn nhận định, thực trạng của xuất khẩu dăm gỗ trong thời gian vừa qua chính là do quan hệ cung cầu, nếu không nhìn được, tiên lượng được thì chúng ta sẽ chạy theo sự vụ, và không giải quyết được vấn đề cốt lõi, đó là khả năng chế biến nguyên liệu và nguồn tiêu thụ. Liệu các doanh nghiệp có thống nhất và điều chỉnh được giá xuất khẩu không mới là điều quan trọng, để chính phủ điều tiết giá cả và ra các chính sách hợp lý.
GỖ VIỆT số 80
CẨM LÊ
- Giải bài toán dăm gỗ
- Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Những thách thức mới
- Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro
- Tận dụng TPP để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ: Tự kiểm soát tính pháp lý
- Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU về VPA/FLEGT: Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính
- Nhân lực ngành gỗ: Cần nhiều trí tuệ và sự sáng tạo
- Cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc:Tận dụng các hiệp định thương mại
- Giữ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu:Tránh rủi ro, tăng minh bạch
- 10 lời khuyên khi mua gỗ cứng Hoa Kỳ
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu