Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro

29/06/2016 09:20
Nhập gỗ nguyên liệu từ các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Thận trọng và tránh rủi ro

 Lượng gỗ nhập từ Campuchia tăng hơn 50% trong năm 2015 và vượt qua Lào để trở thành nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam, tuy nhiên con số này lại đang khiến các chuyên gia lo ngại về tính rủi ro của pháp luật, trong hội thảo về cơ hội và rủi ro nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào đầu tháng 4 vừa qua.

 Trong hội thảo này các chuyên gia đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tính rủi ro khi nhập khẩu gỗ từ các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và các nước châu Phi vẫn ở mức rất cao và đưa ra khuyến nghị, hạn chế nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nguồn này sẽ trực tiếp góp phần giảm rủi ro cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. 
CẦN KIỂM SOÁT TÍNH HỢP PHÁP
 Nói về rủi ro về vấn đề nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong bối cảnh hội nhập,ông Tô Xuân Phúc - đại diện cho nhóm nghiến cứu cho biết, một số lượng khá lớn về các loài gỗ nhập khẩu (160-170 loài) và quốc gia, vùng lãnh thổ (70-90) nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào Việt Nam là một thách thức lớn đối với việc kiểm tra nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
 Theo ông Phúc, hiện đang tồn tại rủi ro về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam, bao gồm việc nhập khẩu các loài gỗ quý, có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (lim, căm xe, kiền kiền, sao).
 Một số loại gỗ trong các nhóm này nằm trong phụ lục CITES và hiện đang bị hạn chế về mặt thương mại. Mặc dù lượng nhập các loại gỗ nhóm 1 có xu hướng giảm, lượng nhập các loại gỗ nhóm 2 lại tăng. Nguyên nhân tăng, giảm có thể do tác động của chính sách của các quốc gia XK, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản là do thay đổi thị trường tiêu thụ các sản phẩm này, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc.
 Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, các nước xuất khẩu cũng đang đưa nhóm gỗ 1 và 2 vào CITES. Nên có thể kiểm soát tính hợp pháp dễ dàng hơn, mặt khác, một số quốc gia được EU coi như có rủi ro thấp là Cameroon, Đức.. và những người làm công tác quản lý đang dựa theo EUTR để đánh giá mức độ rủi ro.
 Như chúng ta đã biết, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã có văn bản về quản lý cấp giấy phép xuất nhập khẩu gỗ trắc từ tháng 1 năm 2015 đối với các hồ sơ có nguồn gốc từ Campuchia và Thái Lan. Đồng thời, tạm ngừng cấp giấy phép CITES tái xuất khẩu gỗ trắc kể từ ngày 1-1-2015 đối với các lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ 2 quốc gia trên. Theo Cơ quan quản lý CITES, giấy phép CITES nhập khẩu gỗ trắc từ Lào chỉ được xem xét cấp khi có xác nhận về hồ sơ hợp pháp của CITES Lào.
HIỂU RỦI RO NHƯ THẾ NÀO
 
Theo số liệu chính thức từ báo cáo của nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam, Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định và Tổ chức Forest Trends Thận trọng và tránh rủi ro của Mỹ, trong năm 2015 tổng giá trị gỗ mà Campuchia đã xuất qua Việt Nam là 386 triệu USD, tăng đến 53% so với mức 253 triệu của 2014. Trong khi đó, giá trị lượng gỗ nhập khẩu từ Lào sụt giảm 40%, từ 601 triệu USD xuống còn 360 triệu USD. Vì vậy, có thể thấy đây là một trong những nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn của Việt Nam. Nhưng để kiểm soát và đánh giá rủi ro là công việc quan trọng cho cả nhà quản lý và doanh nghiệp.
 Theo ông Lê Khắc Côi, đánh giá cao số liệu của các nghiên cứu trong hội thảo đã mô tả bức tranh đầy đủ về việc nhập khẩu gỗ từ Campuchia và Lào. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu nên có những khái niệm rõ rang về tính rủi ro: rủi ro thị trường hay rủi ro pháp lý. Về phía doanh nghiệp thì câu hỏi luôn là rủi ro về thị trường. Còn rủi ro về pháp lý đặt ra trong báo cáo rất khó đánh giá vì tính pháp lý của một nước là rất khó thay đổi, ví dụ như TPP, Lacy Act của Mỹ... Do vậy, nếu nghiên cứu thật kỹ thì cần phân tích sâu hơn để phục vụ những nhà quản lý, cơ quan nhà nước. Còn doanh nghiệp thường thì chỉ cố gắng thích nghi với các quy định đó, ví dụ doanh nghiệp đã thích nghi với các quy định mới của châu Âu như EUTR, một số doanh nghiệp lớn đã tự túc chi phí để có FSC, chuỗi hành trình có chứng chỉ (CoC FSC).
 Còn bà Tuyết Nga, Giám đốc CITES tại Việt Nam cho biết, việc phân loại thị trường, nguồn nhập khẩu để đánh giá rủi ro là không chính xác. Vì ở Campuchia đã cấm nhập khẩu gỗ tròn nhưng vẫn có gỗ nhập khẩu. Vậy thì khi cấm nhưng nếu có quota do chính phủ cấp thì vẫn nhập khẩu được. Về việc phân loại nhóm để đánh giá rủi ro cũng không thể được vì việc phân loại nhóm tùy thuộc vào từng quốc gia. Các nhóm nguy cấp tại Việt Nam chưa chắc đã là loài nguy cấp ở nước xuất khẩu. Do vậy, khi đánh giá về tính rủi ro của việc nhập khẩu gỗ từ Campuchia, cần có cái nhìn thận trọng và có cách hiểu chính xác nhất.
GỖ VIỆT số 79
NAM ANH