Cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc:Tận dụng các hiệp định thương mại
Thu hút đơn hàng từ Trung Quốc, đó là một trong những mục tiêu lớn của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2016. Lợi thế bất ngờ này đến từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã kí kết bắt đầu có hiệu lực và tạo sức ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Theo nhiêu chuyên gia, các hiệp định thương mại sẽ là bệ phóng giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam chiếm lợi thế trong việc giành đơn hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngành chế biến gỗ cũng là một trong số các ngành của nước ta nhập nguyên liệu thô từ nước ngoài, chế biến tạo ra giá trị gia tăng và xuất khẩu. Do đó ngành này cũng có nhiều đóng góp cho cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Lợi thế từ các hiệp định
Vì sao lại có sự chuyển đổi như vậy, trong khi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không có được nguồn vốn dồi dào như các doanh nghiệp Trung Quốc, khâu tiếp thị với các đối tác cũng không bằng và công nghệ chế biến cũng không phải là ưu thế để so sánh với đối thủ. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), các Hiệp định thương mại chuyển động đến đâu tạo đà cho ngành gỗ phát triển đến đó. Các nước nhập khẩu ở châu Mỹ, EU đang muốn tận dụng những ưu đãi về thuế, nguyên liệu của Việt Nam khi tham gia vào TPP và hiệp định đối tác, nên tập trung tìm kiếm cơ hội ở đây rất nhiều.
Theo một số chuyên gia, dù không so sánh được với các doanh nghiệp Trung Quốc về qui mô vốn và sản xuất, nhưng về kinh nghiệm sản xuất gỗ, các doanh nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, mặt khác, việc nhập khẩu nhiều hơn nguồn gỗ cứng từ Mỹ đã khiến cho các sản phẩm gỗ Việt Nam được yêu thích hơn, khi đem đến nhiều lựa chọn phong phú và chất lượng. Hơn nữa Trung Quốc không phải là thành viên của TPP nên thời điểm này Việt Nam đang được ưu tiên về sự lựa chọn.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khanh, trong năm 2016 trở về sau sẽ là thời cơ để ngành gỗ Việt Nam dành lợi thế tăng tốc vượt qua đối thủ lớn nhất trong khu vực châu Á là Trung Quốc. Các thị trường châu Âu và châu Mỹ mà chúng ta vất vả cạnh tranh với Trung Quốc từ trước đến nay đã có sự dịch chuyển đáng kể về sự lựa chọn gia công. Cán cân hiện tại đang có dấu hiệu nghiêng về phía Việt Nam.
"Trong vòng một năm trở lại đây, Việt Nam đang hút các đơn hàng lớn được dịch chuyển từ Trung Quốc. Hiện tại vẫn chưa có con số cụ thể, nhưng tôi thấy Việt Nam mình đang chiếm ưu thế nam anh Cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc: Thu hút đơn hàng từ Trung Quốc, đó là một trong những mục tiêu lớn của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2016. Lợi thế bất ngờ này đến từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã kí kết bắt đầu có hiệu lực và tạo sức ảnh hưởng đến nền kinh tế. 21 Số 77 - Tháng 4.2016 No. 77 - April, 2016 và số đơn hàng tương đối nhiều”, ông Khanh nói.
Tăng tỉ trọng xuất khẩu gỗ
Nhận định của HAWA về mức tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới là rất lớn, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỉ trọng quá nhỏ so với nhu cầu. Thống kê cho thấy, trong năm 2015 tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên thế giới đạt giá trị 467,7 tỉ USD (tăng 2,8%), và năm 2016 cũng được dự báo tỉ lệ tăng tương tự.
Nhưng quan trọng hơn, thị trường bất động sản của các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đang tăng trưởng trở lại và phát đi những tín hiệu tích cực để ngành gỗ mở rộng thị phần xuất khẩu trên thế giới.
Trong khi đó, dù vẫn đang giữ vị thế nước sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất, ngành gỗ Trung Quốc lại đang gặp phải nhiều khó khăn. Trước hết, chi phí nhân công tăng cao đã khiến cho ngành gỗ nước này bị giảm lợi nhuận khá nhiều so với trước đây.
Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế, chính phủ Trung Quốc dành sự quan tâm nhiều hơn tới những ngành công nghiệp như điện tử, lắp ráp máy móc…, là những ngành có hàm lượng chất xám cao, đem lại nhiều giá trị thặng dư. Nên ngành gỗ không được coi là ngành chủ lực như trước kia. Và việc họ mở nhiều nhà máy sản xuất chế biến gỗ ở Việt Nam có thể nhìn theo hướng tích cực, đó là ngành gỗ Trung Quốc đang chịu sức ép từ các ngành khác, chi phí sản xuất trong nước quá lớn, khiến các doanh nghiệp Trung Quốc phải mở các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trở lại vào nội địa. Do đó, đây là cơ hội tốt để ngành gỗ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc đánh chiếm thị phần, nhất là với những mặt hàng cao cấp. Đồng thời, tìm kiếm ngay cơ hội để cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc ở chính thị trường rộng lớn này, nếu như chúng ta có kế hoạch bài bản và cụ thể.
Dù vậy, nhưng ông Huỳnh Văn Hạnh, TGĐ Công ty Cổ phần TCMN Gỗ Liên Minh cũng cảnh báo doanh nghiệp cẩn trọng với hội nhập. "Ngành gỗ Việt Nam dù đang chiếm ưu thế lớn khi giành đơn hàng từ phía Trung Quốc, nhưng khi thị trường mở hoàn toàn, thì các doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam, cộng với doanh nghiệp của AEC thì doanh nghiệp Việt cũng phải đối diện với mối nguy lớn nếu không nhanh chóng hoàn thiện mình".
GỖ VIỆT số 77
- Giữ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu:Tránh rủi ro, tăng minh bạch
- 10 lời khuyên khi mua gỗ cứng Hoa Kỳ
- Ván lót sàn: Cám vàng ai biết?
- THUẾ DĂM GỖ: LẠI CÂU CHUYỆN CŨ
- Hội chợ VIFA HOME 2015: "Đồ gỗ Việt - giữ vững sân nhà - không phụ thuộc hàng nhập"
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014: Thực trạng và xu hướng
- Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương: Cơ Hội và thách thức từ AFTA
- Xuất khẩu gỗ gặp khó vì tỉ giá
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu