Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt giá trị 1,6 tỉ USD, đó là con số ấn tượng nếu như nhìn vào nền kinh tế thế giới chưa thật sự khởi sắc. Theo Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công (Vietcraft), ngành này sẽ phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường mới nổi.
Theo ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký Vietcraft nhận định, lí do lớn dẫn đến con số 1,6 tỉ USD xuất khẩu năm ngoái là nhờ đơn hàng từ Nhật Bản, Trung Quốc chuyển dịch mạnh mẽ về Việt Nam. Tạo ra sự nhảy vọt về giá trị cho ngành sản xuất này,đó là tín hiệu tích cực bên cạnh những thị trường truyền thống và chiếm tỉ trọng lớn như Mỹ hay EU.
Đơn hàng từ Trung Quốc chuyển dịch về Việt Nam là do tác động từ chính sách tăng lương tối thiểu nên giá thành sản xuất tại Trung Quốc ngày một cao. Nhân công sản xuất giảm khiến thời gian giao hàng kéo dài đến 60 ngày, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ mất một nửa thời gian.
Hơn nữa, yêu cầu về số lượng đơn hàng tối thiểu của nhà sản xuất Trung Quốc rất cao (tối thiểu 1 container) đã gây khó cho các nhà nhập khẩu, nhất là các nhà nhập khẩu đến từ Australia, Nhật Bản…
Trên thực tế, dòng đơn hàng chuyển dịch về Việt Nam không chỉ bởi tác động về giá, thời gian hay yêu cầu về lượng đơn hàng mà các nhà nhập khẩu còn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Những năm gần đây các doanh nghiệp trong ngành đã lựa chọn phân khúc trung và cao cấp làm chiến lược đầu tư, cạnh tranh, theo đó đã tạo được sự thay đổi lớn về chất lượng sản phẩm.
Cũng trong năm 2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã tập trung khai thác thị trường mới trong khối BRICS như Brazil, Nga, Ấn Độ, hay Nam Phi. Đây là thị trường phát triển rất nhanh và có tiềm năng lớn cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Việc am hiểu thị hiếu, gu thẩm mỹ của người dân các nước này là một lợi thế đặc biệt cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc thuận lợi về mặt địa lý, cũng như vận chuyển hàng hóa.
Ông Lê Bá Ngọc, thị trường khối BRICS đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi những năm gần đây kinh tế của khối này phát triển rất nhanh và sẽ là những thị trường rất tiềm năng của ngành.
Để tiếp tục phát huy lợi thế này, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, ông Lê Bá Ngọc khuyến cáo, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ đầu tư sản xuất vào phân khúc hàng giá rẻ rất dễ vỡ hợp đồng, gặp tổn thất trong kinh doanh. Do vậy, nên tập trung vào thị trường trung cấp phù hợp với năng lực sản xuất, nguồn nguyên liệu, tay nghề của người lao động. Song song với đó, mở rộng kênh giao tiếp, truyền tải về khả năng, giá trị và sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Theo Gỗ Việt
- Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU
- Nhà nước phục vụ - Mô hình cho phát triển doanh nghiệp tư nhân
- Ván sàn Việt nam năm 2014: Góc nhìn từ các chuyên gia quốc tế
- Tận dụng thời cơ ngành gỗ Trung Quốc thoái trào
- Nguyên liệu chế biến gỗ: Thách thức từ chính số liệu?
- Truyền hình trả tiền: Trả thêm tiền để xem... quảng cáo!
- Phó thống đốc khẳng định NHNN chủ động điều chỉnh tỉ giá
- Bộ Công thương khai trương cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Internet
- Tỉ giá EURO ngày 14.5: Bất ngờ tăng mạnh
- 60 tổ chức định chế tài chính Châu Á – Thái Bình Dương đến Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh