Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU

13/06/2015 17:27
Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá:  THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU

Việc đồng USD tăng giá, trong bối cảnh đồng Euro ngày càng suy yếu khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không khỏi lo ngại. Trong đó, các doanh nghiệp gỗ cũng không đứng ngoài cuộc, để giải quyết và thích ứng thế nào với những thay đổi này luôn đặt ra những câu hỏi khó cho doanh nghiệp. Dưới đây là những nhận định của ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Công nghệ gỗ Tiến Đạt – về tác động của tỉ giá giữa hai ngoại tệ này với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

GV:  Hiện đồng euro đang mất lợi thế về tỷ giá so với đồng USD,  ông có đánh giá chung gì về vấn đề này?

Ngành gỗ Outdoor cả nước nói chung và Bình Định nói riêng có thị phần xuất khẩu 90% xuất khẩu là thị trường Châu Âu, việc phá giá nội tệ đồng EUR rõ ràng sẽ rất khó khăn khi nhập khẩu bằng USD. Sau 1 năm, các nhà nhập khẩu họ đã bị thiệt khoảng 22/24% khi tỷ giá lúc ký hợp đồng là 1/1.35 và 1/1.10 trong thời điểm họ bán hàng.

Tình huống này đặt ra các nhà nhập khẩu phải tìm hàng có giá trị gia tăng cao để bù đắp vấn đề tỷ giá, nếu các hợp đồng đều mua bằng USD trong khi sản phẩm gỗ Bình Định không thể có giá rẻ hơn vì khả năng cạnh tranh của các DN Bình Định và VN còn rất thấp, làm cho việc giảm chi phí trong SX để có giá thành cạnh tranh chỉ thực hiện được ở biên độ nhỏ. Có nghĩa sẽ không đáp ứng được các kỳ vọng của các nhà NK cần giá rẻ hơn nhiều.

GV:  Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt là một trong những công ty đạt giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn,  với thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, xin ông cho biết  ảnh hưởng của việc sụt giá này tới hoạt động sản xuất doanh nghiệp ra sao?

Chúng tôi đã nhận thấy rõ việc thị trường đã đang đứng ở bên kia sườn dốc (Thị hiếu của người tiêu dùng đang bão hòa với sản phẩm outdoor từ gỗ rừng trồng) lại nằm vào thời điểm mà tỉ giá đồng EUR đang bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát châu Âu ở mức cực thấp, tâm lý người tiêu dùng đều muốn hàng giá rẻ, điều đó khiến các nhà nhập khẩu  như chúng tôi phái giảm giá mạnh và đang muốn giảm hoặc ngưng để chuyển đổi vật liệu khác dù rằng thị trường Outdoor Furniture không hề sụt giảm.

Đây là những thông tin mà Tiến Đạt đang nhận từ khách hàng và là câu hỏi lớn chúng tôi phải giải quyết

GV:  Ông có thể cho biết, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần phải làm gì để thích ứng với tình hình hiện tại?

Trước tình hình như vậy, theo tôi chúng ta phải làm những việc để giữ thị trường như, xác định và tìm nguyên vật liệu có chi phí thấp hơn nhưng phù hợp với thị trường nhập khẩu.Nguyên vật liệu ở đây ưu tiên chọn và chào hàng là vật liệu công nghiệp (Sắt, thép, vải, nhựa, vật liệu tổng hợp…) phù hợp cho cả Outdoor và Indoor. Những vật liệu này rất thuận tiện cho việc gia công, tạo cho sản phẩm đẹp với chi phí thấp mà cũng là sản phẩm đang hót ở châu Âu, trong khi gỗ tự nhiên không có nhiều thuận lợi và ưu điểm trong gia công để tạo ra kiểu dáng.

Chọn nguyên liệu gỗ có sẵn ở thị trường nội địa, trọng tâm là gỗ ACACIA - đây là một những nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đặc trưng của vùng Đông Nam Á hiện đang hot ở thị trường EU và thế giới cho cả Indoor  và Outdoor ( xét về tính chất lý hóa của gỗ). Thuận tiện ở chỗ sẵn có và giá thành thấp.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tạo ra nhiều sản phẩm bằng gỗ giá rẻ nhưng sử dụng vật liệu bao phủ chất lượng cao, tạo dáng bề mặt đẹp (sơn, giả cổ, xử lý bề mặt theo nhiều hình dạng) để nâng cao giá trị sản phẩm. Chú trọng phát triển hàng có giá trị cao như gỗ Teak cho thị trường cao cấp, không xa lầy nhiều vào hàng bình dân giá rẻ.

Một khía cạnh khác mà các doanh nghiệp cần lưu ý chính là phát triển song song đồng thời cả hàng Indoor và Outdoor. Vì hàng Indoor thị trường vẫn đang có lợi thế (gia tăng theo nhu cầu con người có tính ổn định lâu dài) và sử dụng vật liệu công nghiệp.

Tuy nhiên theo tôi, điểm cốt lõi vẫn là DN phải tự thay đổi mình để cải tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh bằng tư duy quản lý, thay đổi những cách thức sản xuất thủ công (lấy sức người là chính) không còn phù hợp. Mạnh dạn áp dụng những công nghệ mới tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm.

GV: Với vai trò là chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định, xin ông cho biết Hội đã và đang có những giải pháp gì khắc phục tình trạng này?

 

Chuyển tải đến các hội viên hiểu rõ và chủ động đối mặt với tình hình hiện tại bằng những liệu pháp như đã nêu trên. Cụ thể, hỗ trợ chia sẻ về đổi mới công nghệ

sấy mục đích nân cao hiệu quả sử dụng gỗ. Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý: Hình thành chuỗi sản xuất liên tục trong sản xuất theo hướng hướng chuyên môn hóa để tăng năng xuất với chi phí thấp. Giảm tốt đa lệ thuộc vào nhân công. Tạo ra các mối quan hệ hữu ích đôi bên cũng có lợi giữa các nhà cung cấp (nguyên liệu, vật tư) với các doanh nghiệp sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, tổ chức nhà máy. Mở cửa cho các đơn vị tham quan học hỏi trau dồi kinh nghiệm ở tất cả các bộ phân sản xuất. Đề xuất lãnh đạo các cấp có chương trình hỗ trợ chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất vật liệu mới phụ vụ cho ngành Furniture. Có quỹ đất và và chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư sản xuất sản phẩm bằng vật liệu công nghiệp. Tạo ra quỹ đất để DN tích tụ và đầu tư phát triển kinh tế rừng. Đề nghị hỗ trợ vấn đề nguyên liệu cụ thể là phát triển kinh tế rừng (mở rộng biên độ cho vay dài hạn thay vì 5 năm như hiện tại cho phát triển trồng rừng).

Xin cảm ông về cuộc trao đổi này!

Gỗ Việt