Xuất khẩu gỗ gặp khó vì tỉ giá
Biến động tỷ giá gần đây đã tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của một số ngành hàng quan trọng như thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày…
nghiệp (DN) có tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu lớn sang EU ít nhiều đều lo người dân khu vực này thắt chặt chi tiêu, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Một nguy cơ khác cũng được nhiều DN đang có hoạt động xuất khẩu sang EU chia sẻ rằng, nếu đồng Euro tiếp tục giảm, nhiều nhà nhập khẩu không chỉ giảm mua hàng hóa, mà sẽ còn tìm cách ép giá đối với các DN xuất khẩu của Việt nam.
Tại cuộc họp bàn việc tháo gỡ khó xuất khẩu Nông - Lâm - Thủy Hải sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra vào đầu tháng 5, hàng loạt DN, Hiệp hội ngành hàng như chè, gỗ, rau quả, thủy sản… đều đồng loạt kêu khó vì tỉ giá không được điều chỉnh, khiến tiền đồng tăng giá mạnh do tiếp tục neo với USD. Xuất khẩu đồ gỗ những tháng đầu năm 2015 cũng bị ảnh hưởng và sụt giảm.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam cho biết, quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm hơn 6% so với quý I/2014, trái ngược với xu hướng trong nhiều năm gần đây.
Các DN đều cho rằng, tình trạng biến động tỷ giá USD mạnh và Euro yếu đều tác động không thuận đến xuất khẩu của Việt nam, mà trực tiếp là làm giảm xuất khẩu của Việt nam sang các thị trường này. Nhất là nhiều dN xuất khẩu gỗ đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu và chi trả bằng đồng USD.
Rõ ràng, sự ảnh hưởng nhiều hay ít từ biến động tỉ giá còn tùy thuộc vào từng ngành hàng, từng DN, với quy mô xuất khẩu, cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khác nhau.
Một số ngành hàng như sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, do phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu cũng lo ngại sẽ phải điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi bán ra tại thị trường nội địa.
Nặng nề hơn với những DN đang triển khai đầu tư xây dựng, đến giai đoạn nhập khẩu máy móc, thiết bị về lắp đặt. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xi măng The Vissai cho hay, chi phí nhập khẩu thiết bị phục vụ cho Dự án nhà máy xi măng Sông Lam bị đội giá mạnh bởi tỷ giá, nhưng DN vẫn phải chấp nhận, vì không thể để tiến độ Dự án bị ảnh hưởng.
Liên quan đến thắc mắc của các DN về tỷ giá và lãi suất, ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, với xuất khẩu, việc neo tiền đồng theo uSD, trong khi uSD lên giá sẽ khiến hàng xuất khẩu của Việt nam thiếu tính cạnh tranh vì giá xuất khẩu đắt hơn so với các đồng tiền khác.
"Nhưng với nhập khẩu, điều chỉnh tỷ giá sẽ gây bất lợi, chưa kể nợ công cũng sẽ tăng lên. Và đây là lý do ngân hàng nhà nước phải điều hành chính sách tỉ giá dựa trên quan điểm vĩ mô, hài hòa lợi ích của tất cả các ngành, chứ không chỉ dựa vào xuất khẩu”, ông Tuấn nói.
Theo Gỗ Việt
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
- Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU
- Nhà nước phục vụ - Mô hình cho phát triển doanh nghiệp tư nhân
- Ván sàn Việt nam năm 2014: Góc nhìn từ các chuyên gia quốc tế
- Tận dụng thời cơ ngành gỗ Trung Quốc thoái trào
- Nguyên liệu chế biến gỗ: Thách thức từ chính số liệu?
- Truyền hình trả tiền: Trả thêm tiền để xem... quảng cáo!
- Phó thống đốc khẳng định NHNN chủ động điều chỉnh tỉ giá
- Bộ Công thương khai trương cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Internet
- Tỉ giá EURO ngày 14.5: Bất ngờ tăng mạnh
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh