Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương: Cơ Hội và thách thức từ AFTA
Theo qui hoạch đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ VN sẽ cán mốc 7 tỉ USD, nhưng mới vào quý 2 năm 2015, ngành chế biến gỗ VN đã đạt được con số không thể ấn tượng hơn với giá trị xuất khẩu đạt 6,3 tỉ USD…Như vậy, chỉ cần đến cuối năm 2015, kế hoạch đạt 7 tỉ USD của ngành chế biến gỗ hoàn toàn nằm trong tầm tay không cần chờ đợi đến năm 2020. Tiềm năng ngành gỗ VN là rất lớn, nhưng để nắm bắt được thời cơ trong quá trình hội nhập AFTA và các hiệp định song phương FTA sẽ là thách thức cho cả tỉnh Bình Dương.
Những thách thức
Theo hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho biết số lượng DN chế biến gỗ tại Bình Dương tăng rất nhanh trong chục năm trở lại đây. Năm 2002, toàn tỉnh Bình Dương chỉ có khoảng trên dưới 30 DN lớn nhỏ chế biến và xuất khẩu gỗ… đến năm 2015, số đơn vị tham gia chế biến gỗ là hàng trăm DN. Cơ cấu các doanh nghiệp chế biến gỗ tại tình Bình Dương bao gồm 70% DN trong nước, 5% DN nhà nước phần còn lại lá các DN FDI...
Tính đến cuối năm 2014, trên phạm vi cả nước DN FDI trong ngành chế biến gỗ chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu. Điều đáng nói là các DN này thắng đậm ở thị trường vốn là thế mạnh của các DN trong nước với các mặt hàng: bàn ghế, tủ, giường, nội ngoại thất… DN FDI vẫn là “con bài” chủ lực của tỉnh Bình Dương trong việc khẳng định vị thế là “thủ phủ gỗ” của cả nước.
Thị trường gỗ VN đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phạm vi khu vực. Nhiều DN từ phía Bắc, miền Trung đổ xô về TPHCM, Đồng Nai, nhiều nhất là Bình Dương làm cho quá trình cạnh tranh giữa các DN nội địa với nhau trở nên gay gắt. Trong khi ngành gỗ hiện nay là một trong những ngành chịu nhiều thách thức khi quá trình hội nhập AFTA diễn ra nhanh chóng theo cả chiều sâu và chiều rộng đặc biệt là việc giảm thuế đối với các mặt hàng gia công, chế biến gỗ từ các nước trong khu vực AFTA.
Ở thị trường nội địa, Thái Lan và Malaysia, đang dần đẩy mạnh các mặt hàng đồ gia dụng thâm nhập Việt Nam…tập trung lớn vào khu vực phía Nam. Ở thị trường xuất khẩu Trung Quốc, Đài Loan, vần là những “ông kẹ” trên bình diện xuất khẩu các sản phẩm gỗ gia dụng, trang trí nội ngoại thất.
Cần một chuỗi liên kết
Sắp tới Hiệp hội gỗ Bình Dương sẽ đón nhận rất nhiều thêm hội viên mới, gồm các DN mới đầu tư tại Bình Dương cũng như các DN tham gia cung cấp, nguyên vật liệu phụ liệu ngành gỗ…
Nếu chúng ta chịu khó bắt tay nhau, để giảm tối đa chi phí sản xuất thì cơ hội cạnh tranh với các DN nước ngoài tại thị trường nội địa,lẫn xuất khẩu sẽ trở nên rất sáng sủa.
Một DN cho biết, muốn đủ sức cạnh tranh các DN trong tỉnh cần phải có tiếng nói chung tạo ra sự liên kết lâu dài, bền vững; cùng nhau chia sẽ thông tin, công nghệ, nguồn nguyên liệu và cả nhân lực cho sự phát triển riêng lẻ cho từng DN. Nếu đơn đặt hàng lớn, đòi hỏi nhiều chi phí thì DN trong tỉnh nên hợp tác cùng nhau chia sẻ đơn hàng, cùng nhau hưởng lợi nhuận… nếu không đơn hàng lớn sẽ về tay DN nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhiều DN chế biến gỗ vẫn chưa chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với xu thế tiêu dùng khi tham gia thị trường nước ngoài. Đặc tính của ngành chế biến gỗ ngoài đòi hỏi chất lượng, giá thành, thì mẫu mã cũng là yếu tố quyết định khi các DN nước ngoài lựa chọn đơn vị cung cấp hàng cho mình. Phần đông DN nội địa vẫn làm hàng theo mẫu mã khách hàng cung cấp, ít DN nào chú trọng việc thiết kế, sáng tạo mẫu mã để đáp ứng đúng “gu” và thị hiếu ở thị trường xuất khẩu.
Ông Lương Ngọc Kim-PCT Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương nhận định, các DN FDI tại Bình Dương có hệ thống phân phối sản phẩm rộng rãi nhờ vào các chiến lược Makerting từ các chuỗi phân phối toàn cầu từ các siêu thị, trung tâm thương mại. Các DN trong nước muốn tham gia thị trường xuất khẩu thì không thể bỏ sót bước đi mang tính chiến lược này.
Để tạo tối đa ưu thế cho các DN chế biến gỗ tại VN, Bộ Công thương đã khuyến khích các tỉnh, thành tạo ra sàn giao dịch gỗ giúp các DN chủ động nguồn nguyên liệu cũng như giảm giá thành sản xuất trong xu thế toàn cầu, mà ngành chế biến gỗ là một trong những ngành chịu sự cạnh tranh khốc liệt nhất.
Vừa qua Ông Trần Văn Nam-Chủ tịch UBND tinh Bình Dương đã chấp nhận chủ trương thành lập KCN chuyên sản xuất, chế biến gỗ tại cụm công nghiệp Tân Lập, để hỗ trợ cho các DN trong tỉnh trước làn sóng đầu tư ồ ạt vào ngành gỗ tại Bình Dương. Bên cạnh đó các chính sách về thuế, hải quan… cũng sẽ được tinh giảm, nhằm tạo điểu kiện thuận lợi nhất cho các DN chế biến gỗ của tỉnh nhà trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tiêu Phong -Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ gặp khó vì tỉ giá
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
- Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU
- Nhà nước phục vụ - Mô hình cho phát triển doanh nghiệp tư nhân
- Ván sàn Việt nam năm 2014: Góc nhìn từ các chuyên gia quốc tế
- Tận dụng thời cơ ngành gỗ Trung Quốc thoái trào
- Nguyên liệu chế biến gỗ: Thách thức từ chính số liệu?
- Truyền hình trả tiền: Trả thêm tiền để xem... quảng cáo!
- Phó thống đốc khẳng định NHNN chủ động điều chỉnh tỉ giá
- Bộ Công thương khai trương cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Internet
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh