Nhập khẩu gỗ nguyên liệu:Tránh rủi ro, tăng minh bạch
Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật ngày càng siết chặt yêu cầu về tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nguyên liệu, cùng lúc với những hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực sẽ là những thách thức lớn cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới. Tránh rủi ro và tận dụng cơ hội thế nào mới là vấn đề cần quan tâm trong thời điểm này.
Hội thảo Việt Nam Nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Cơ hội và rủi ro trong bối cảnh hội nhập diễn ra vào đầu tháng này, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tổ chức Forest Trends, cho biết những năm gần đây, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại gỗ, quốc gia nhập khẩu. Lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu gồm gỗ tròn và gỗ xẻ có xu hướng tăng khoảng trên 10%/năm. Nhưng đi kèm với nó luôn tồn tại những rủi ro về nguồn gốc, nhưng thế nào là rủi ro thì cần có sự đánh giá chính xác trên khía cạnh kĩ thuật, cũng như qui chuẩn. Thứ mà chính chúng ta cũng đang tìm cách để có thể giải đáp cụ thể nhất.
Thế nào là rủi ro?
Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở mức cao khoảng 1,5- 1,7 tỉ USD/năm, tương đương 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Theo đó thị trường gỗ nguyên liệu thời gian có sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu gỗ, chuyển từ các loại gỗ có giá trị cao gồm các loại gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên sang các loại gỗ phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, có giá trị thấp hơn.
Trong bối cảnh hội nhập, khi ngành gỗ Việt Nam là một bộ phận trong chuỗi cung gỗ quốc tế, vì vậy phải bắt buộc tuân thủ luật chơi quốc tế. Mà yếu tố minh bạch, tính hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, yêu cầu những chứng nhận pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu là một đòi hỏi của các thị trường lớn như Mỹ, EU thì việc chuyển dịch cơ cấu này là một tín hiệu tương đối tốt, tạo nhiều cơ hội xuất khẩu gỗ trong tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là mức độ rủi ro trong nhập khẩu gỗ được đánh giá như thế nào. Theo ông Tô Xuân Phúc, có loại rủi ro, đó là rủi ro về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu của gỗ quí và từ các nguồn nhạy cảm ở Tiểu vùng sông Mê Kông hay châu Phi. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, TTK Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đánh VẤN ĐỀ HÔM NAY CURRENT issues Trần Toản Nhập khẩu gỗ nguyên liệu: Tránh rủi ro, ăng minh bạch Các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật ngày càng siết chặt yêu cầu về tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nguyên liệu, cùng lúc với những hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực sẽ là những thách thức lớn cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới. Tránh rủi ro và tận dụng cơ hội thế nào mới là vấn đề cần quan tâm trong thời điểm này. 7 Số 77 - Tháng 4.2016 No. 77 - April, 2016 giá rủi ro này vẫn theo cảm tính ban đầu và chưa có những yếu tố kĩ thuật trong đó, vì như ông Tô Xuân Phúc diễn giải, những nghiên cứu ban đầu chưa có bộ chỉ số để đánh giá rủi ro và chủ yếu dựa vào tài liệu tham khảo, và sự khác biệt trong các qui định về khai thác gỗ của các nước khác nhau.
Theo đó, ông Lê Khắc Côi, Viện nghiên cứu gỗ và lâm sản Việt Nam đề xuất nên đánh giá mức độ rủi ro với nguyên liệu gỗ nhập khẩu dựa trên 2 tiêu chí “rủi ro thị trường” và “rủi ro pháp lý”, chỉ cần nắm vững hai tiêu chí rủi ro này và có cơ chế thích nghi phù hợp để phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể xây dựng các kế hoạch xuất khẩu sản phẩm và các thị trường nội khối TPP.
Nhưng theo ông Tô Xuân Phúc, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu của ông sẽ bổ sung những dữ liệu cụ thể và chính xác để đánh giá rủi ro một cách cụ thể và chứng minh rằng, việc đánh giá rủi ro không phải là cảm tính.
Xây dựng cơ sở dữ liệu để tránh rủi ro
Nói về rủi ro về vấn đề nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong bối cảnh hội nhập, ông Nguyễn Tôn Quyền, TTK Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, một số lượng khá lớn về các loài gỗ nhập khẩu (160-170 loài) và quốc gia, vùng lãnh thổ (70-90) nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào Việt Nam là một thách thức vô cùng lớn đối với việc kiểm tra tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Một số loại gỗ trong các nhóm này nằm trong phụ lục CITES và hiện đang bị hạn chế về mặt thương mại. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro từ nguồn này sẽ là trở ngại lớn cho Việt Nam”, ông Quyền phân tích.
Vì vậy, để kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ trong bối cảnh hội nhập, theo ông, kiểm soát rủi ro hiệu quả đòi hỏi cần phải tiếp cận được với các thông tin minh bạch có liên quan đến các loại gỗ nhập khẩu. Để thực hiện điều này, bước quan trọng đầu tiên mà Việt Nam nên tiến hành là chuẩn bị danh sách tất cả các loại gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam. Danh sách này cần có tên của các loài gỗ, bao gồm tên địa phương, tên tiếng Anh và tên La Tinh.
Đặc biệt, danh sách cũng cần có thông tin về địa bàn khai thác của từng loại gỗ. Việt Nam có thể yêu cầu sự trợ giúp của các cơ quan chức năng từ các quốc gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào Việt Nam nhằm cung cấp thông tin về địa bàn khai thác, tình trạng đất đai, tình trạng sở hữu đối với cây đứng… đối với từng loài gỗ nhập khẩu. Các thông tin sẽ góp phần quan trọng trong việc xác định các rủi ro có liên quan trực tiếp nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thông tin trao đổi với các doanh nghiệp trực tiếp đang tham gia nhập khẩu sẽ giúp cơ quan quản lý của Việt Nam có một bức tranh hoàn thiện hơn về gỗ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giúp cho việc xác định các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai.
GỖ VIỆT số 77
- 10 lời khuyên khi mua gỗ cứng Hoa Kỳ
- Ván lót sàn: Cám vàng ai biết?
- THUẾ DĂM GỖ: LẠI CÂU CHUYỆN CŨ
- Hội chợ VIFA HOME 2015: "Đồ gỗ Việt - giữ vững sân nhà - không phụ thuộc hàng nhập"
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014: Thực trạng và xu hướng
- Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương: Cơ Hội và thách thức từ AFTA
- Xuất khẩu gỗ gặp khó vì tỉ giá
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
- Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU
- Nhà nước phục vụ - Mô hình cho phát triển doanh nghiệp tư nhân
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh