Giữ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
Hiện đã có khoảng 30 quốc gia đăng ký đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc. Đó là một thách thức được đặt ra, khi các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất, nguồn gỗ xuất xứ rõ ràng, giá bán gỗ tại Việt Nam thấp. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này thế nào đã được đặt ra trong Hội thảo về cơ hội và rủi ro nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong bối cảnh hội nhập.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) – thị trường gỗ trong nước hiện đang còn nhiều tiềm năng. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng phát triển thị trường này, nếu không các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chiếm lĩnh hết thị phần trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Tìm hiểu nhu cầu trong nước
Các đại biểu tại Hội thảo cho rằng, khi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư trong ngành gỗ, tạo ra sự cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa. Hơn nữa, gỗ nguyên liệu nhập khẩu vẫn đang được người tiêu dùng ưa thích hơn, đóng vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa hiện ngày càng gia tăng.
Ông Quyền đánh giá, tiềm năng thị trường gỗ trong nước là rất lớn nhưng các doanh nghiệp lại thiếu thông tin.
Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ quan quản lý nào nghiên cứu cụ thể thị trường trong nước hiện đang tiêu thụ loại gỗ gì và sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu.
Mặt khác, các doanh nghiệp gỗ nội địa đang hoạt động một cách tự lập trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng. Phó Chủ tịch Vifores kiến nghị, các ngành chức năng cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư mở rộng thị trường trong nước.
Tuy nhiên, cũng không được quên các thị trường xuất khẩu chủ lực đang Giữ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu VẤN ĐỀ HÔM NAY CURRENT issues Mạnh hà Hiện đã có khoảng 30 quốc gia đăng ký đầu tư vào ngành gỗ tại Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc. Đó là một thách thức được đặt ra, khi các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất, nguồn gỗ xuất xứ rõ ràng, giá bán gỗ tại Việt Nam thấp. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này thế nào đã được đặt ra trong Hội thảo về cơ hội và rủi ro nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong bối cảnh hội nhập. 11 Số 77 - Tháng 4.2016 No. 77 - April, 2016 có nhu cầu tăng cao trở lại, các doanh nghiệp cần đón được xu thế mới sau cuộc khủng hoảng kinh tế, một lớp người tiêu dùng mới sẽ được hình thành, vì vậy, đó là cơ hội để ngành gỗ Việt Nam xuất hiện thường xuyên tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Bênh cạnh đó, vấn đề đáng lưu tâm là trong bối cảnh hội nhập, khi ngành gỗ Việt Nam là một bộ phận trong chuỗi cung gỗ quốc tế, cần phải tuân thủ luật chơi quốc tế. Mà yếu tố minh bạch, tính hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, yêu cầu những chứng nhận pháp lý về nguồn gốc gỗ nguyên liệu là một đòi hỏi của các thị trường lớn như Mỹ, EU thì việc chuyển dịch cơ cấu này là một tín hiệu tương đối tốt, tạo nhiều cơ hội xuất khẩu gỗ trong tương lai.
Nắm rõ nguồn gốc gỗ
Bên cạnh những tín hiệu sáng đó, ngành gỗ vẫn mang trong mình rủi ro khi nhập nhiều loại gỗ quý từ Lào, Campuchia để sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, đặc biệt là việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang các thị trường lớn cần chú trọng hơn nữa tới nguồn gốc và tính minh bạch. Đây là một trong những nền tảng quan trọng để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững và ổn định trong thời gian tới.
Lào và Campuchia là hai nước cung cấp gỗ nguyên liệu hàng đầu cho Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2013-2015, lượng gỗ nguyên liệu từ Lào bán sang Việt Nam lên tới 0,7-0,8 triệu m3 gỗ quy tròn với trên 70 loại gỗ khác nhau, trị giá khoảng từ 300-400 triệu USD.
Gỗ từ Lào chuyển sang Việt Nam chủ yếu là các loại gỗ quý giá trị cao thuộc nhóm 1-2, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ qua các hình thức tạm nhập tái xuất hoặc qua các sản phẩm bán thành phẩm. Campuchia cũng đứng thứ 3 trong số các nước cung gỗ xẻ lớn cho Việt Nam, tuy nhiên, cả hai nguồn này chưa có sự kiểm soát hiệu quả về tính pháp lý.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, ngành gỗ Việt Nam muốn phát triển bền vững thì phải đáp ứng được các yêu cầu chính đáng về tính pháp lý, nguồn gốc nguyên liệu gỗ từ các thị trường nhập khẩu. Chính vì vậy, kiểm soát rủi ro về nguồn gốc gỗ đòi hỏi thông tin minh bạch liên quan đến các loại gỗ nhập khẩu.
Để thực hiện điều này, bước quan trọng đầu tiên mà Việt Nam nên tiến hành là chuẩn bị danh sách tất cả các loại gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam, theo khuyến nghị, cần có tên của các loại gỗ, bao gồm tên địa phương, tên tiếng Anh và tên La Tinh, cũng như có thông tin về địa bàn khai thác của từng loại gỗ.
Hoặc chúng ta có thể yêu cầu sự trợ giúp của các cơ quan chức năng từ các quốc gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu về địa bàn khai thác, tình trạng đất đai, tình trạng sở hữu… đối với từng loại gỗ nhập khẩu. Các thông tin sẽ góp phần quan trọng trong việc xác định các rủi ro có liên quan trực tiếp nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thông tin trao đổi với các doanh nghiệp trực tiếp đang tham gia nhập khẩu sẽ giúp cơ quan quản lý của Việt Nam có một bức tranh hoàn thiện hơn về gỗ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giúp cho việc xác định các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai.
GỖ VIỆT số 77
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu:Tránh rủi ro, tăng minh bạch
- 10 lời khuyên khi mua gỗ cứng Hoa Kỳ
- Ván lót sàn: Cám vàng ai biết?
- THUẾ DĂM GỖ: LẠI CÂU CHUYỆN CŨ
- Hội chợ VIFA HOME 2015: "Đồ gỗ Việt - giữ vững sân nhà - không phụ thuộc hàng nhập"
- Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014: Thực trạng và xu hướng
- Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương: Cơ Hội và thách thức từ AFTA
- Xuất khẩu gỗ gặp khó vì tỉ giá
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Tiếp tục bám thị trường mới
- Doanh nghiệp gỗ ứng phó với biến động tỉ giá: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐÁNH ĐÚNG THỊ HIẾU