Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU về VPA/FLEGT: Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính

25/05/2016 04:23
Phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 giữa Việt Nam và EU về VPA/FLEGT: Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, phiên đàm phán cấp cao lần thứ 6 đã đạt được tiến triển quan trọng như: Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) được triển khai đối với thị trường EU. Đối với thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu khác sẽ được thực hiện theo lộ trình và thỏa thuận của nước nhập khẩu.

Hơn nữa, một điểm khác đạt được là cơ chế cấp phép FLEGT đối với gỗ xuất khẩu sang thị trường EU. Mặt khác, việc xác minh dựa trên rủi ro và kiểm soát gỗ nhập khẩu, trong bối cảnh hai bên đều nhìn nhận về tính phức tạp của việc truy xuất nguồn gốc gỗ tại nước khai thác và trách nhiệm của nhà nhập khẩu trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ.
 Kết thúc trong năm 2016
 Hai bên cam kết kết thúc đàm phán vào cuối năm 2016, và xác định lộ trình thực hiện hiệp định sau khi được ký kết nhằm vận hành hệ thống cấp phép Đạt bước tiến quan trọng về các vấn đề chính FLEGT trong thời gian sớm nhất. Theo ông Hà Công Tuấn, phiên đàm phán lần thứ 6 tiếp tục làm rõ những vấn đề về hệ thống kiểm soát gỗ hợp pháp của Việt Nam bao gồm cả nguồn gốc gỗ từ gỗ nhập khẩu và gỗ tại Việt Nam theo tiêu chuẩn thông lệ của quốc tế, trên cơ sở thống nhất khai báo theo Quy chế gỗ của EU (EUTR995/2010) và pháp luật Việt Nam.
 Bên cạnh đó, hai bê cũng dành nhiều thời gian xem xét phương thức lọc gỗ nhập khẩu thông qua 3 bộ lọc, xem xét nội dung của các phụ lục và thống nhất lộ trình cụ thể để thực hiện đàm phán và kết thúc đàm phán vào tháng 11/2016 theo cam kết của Thủ tướng với Liên minh châu Âu.
 Còn đại sứ Bruno Awgelet cho biết, việc cố gắng đạt được mục tiêu của Hiệp định trong năm nay cùng với Hiệp định thương mại tự do được ký từ 2008, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại Việt Nam Trong quá trình thúc đẩy phát triển thương mại lâm sản, môi trường và phát triển bền vững, EU có chiến dịch trên toàn cầu, nhằm hướng tới việc giảm hiện tượng ấm lên toàn cầu và hướng tới việc khai thác rừng bền vững không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
 Bà Astrid Schomaker - Giám đốc chiến lược, Tổng vụ Mội trường Ủy ban châu Âu, trưởng đoàn đàm phán nhấn mạnh rằng, phần lớn công việc đã thực hiện được, trong vòng đàm phán này, vấn đề dễ sẽ đàm phán trước, khó khăn sẽ tiếp tục đàm phán sau. Nhưng không có trở ngại lớn giữa hai bên và trong thời gian vừa qua, cả hai bên đã rất nỗ lực để làm việc và đạt được mục tiêu đề ra.
 Tác động tích cực tới doanh nghiệp
 Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, về nguyên tắc đây là hiệp định song phương, giá trị pháp lý chỉ được thực hiện giữa hai bên. Hiệp định song phương không làm thay đổi bất kỳ hiệp định của hai bên ký với bên thứ 3, các thành viên của EU và VN. Việt Nam cho rằng đây là một phương pháp quản trị nhằm thực thi nghiêm túc pháp luật để đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
 Đồng thời, hiệp định này không thay thế cho các hiệp định mà Việt Nam ký với các quốc gia và các tổ chức khác. Hiệp định này được ký kết, VN sẽ quản lý rất chặt chẽ nguồn gỗ đưa vào sản xuất và sẽ tạo niềm tin cho các thị trường khác.
 Ông Tuấn nhấn mạnh, bất kỳ một cơ chế nào khi đưa ra thực hiện sẽ có tác động hai mặt, có thuận lợi và có khó khăn cho DN, về cơ bản đảm bảo sản xuất theo đúng pháp luật và những doanh nghiệp làm trái luật sẽ gặp khó khăn. Vì nếu đúng luật, đây là cơ hội xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường, bởi được cấp giấy phép FLEGT và để cấp giấy phép phải có quy trình, ngay cả cấp giấy phép FLEGT cũng là một thủ tục hành chính, Việt Nam sẽ hướng tới việc cấp phép minh bạch về vấn đề này (hiện Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống cấp phép trực tuyến).
 Còn ông Bruno khẳng định, dù không hiểu nhiều về lâm sản ở Việt Nam và không trực tiếp tham gia đàm phán, nhưng ông tin tưởng rằng các doanh nghiệp Việt Nam và Chính phủ Việt Nam rất thông minh khi biến mọi thách thức thành cơ hội để doanh nghiệp nỗ lực vượt lên phía trước.
GỖ VIỆT số 78
CẨM LÊ