Acacia: Nhân tố mới tạo đột phá cho ngành Gỗ Việt
Gỗ keo tràm (Acacia) trong nước có tiềm năng thay thế nguồn gỗ rủi ro nhập khẩu, tạo ra sự đột phá để chuyển đổi ngành gỗ Việt trong tương lai.
“Dư địa để mở rộng sử dụng gỗ keo tràm hiện rất lớn”, TS. Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách thương mại lâm sản, Tổ chức Forest Trends (Mỹ), cho biết hôm 2/3/2024.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Phúc lưu ý, sử dụng gỗ keo tràm để chuyển đổi ngành gỗ Việt sẽ diễn không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà đòi hỏi có các cơ chế, chính sách và hành động cụ thể từ các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành.
Những vấn đề liên quan đến nguồn cung gỗ tràm sẽ được bàn thảo tại Tọa Đàm “Con đường Acacia: Nhân tố mới tạo đột phá trong chuyển đổi ngành gỗ Việt”, sẽ diễn ra ngày 7/3, trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Sài Gòn.
Hiện mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 2-3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ là gỗ nhiệt đới từ các nước Châu Phi, Lào, Campuchia, Papua New Guinea… Nguồn gỗ này có rủi ro làm mất rừng và suy thoái rừng, đang tạo ra những tác động tiêu cực tới hình ảnh của ngành gỗ Việt.
Diện tích rừng trồng, chủ yếu là keo tràm ngày càng mở rộng. Hiện cả nước có khoảng 4,5 triệu ha diện tích rừng trồng, trong đó diện tích keo tràm chiếm khoảng 70-80%, phần còn lại tập trung vào các loài bạch đàn, thông và mỡ, theo dữ liệu của Forest Trends.
“Dư địa để mở rộng sử dụng gỗ keo tràm hiện rất lớn”, Tiến sĩ Phúc nhận xét. Diện tích rừng trồng đang tiếp tục mở rộng, khoảng trên 100.000 ha mỗi năm, bao gồm diện tích rừng đạt chứng chỉ bền vững FSC và VFCS/PEFC.
“Dư địa này được tạo ra không phải chỉ thông qua việc đẩy mạnh việc sử dụng nguồn gỗ này để tạo ra các mặt hàng gỗ nêu trên. Nguồn gỗ này cũng có tiềm năng thay thế các sản phẩm được làm từ các vật liệu ít thân thiện về mặt môi trường như nhựa, kim loại”, ông Phúc cho biết.
Việc sử dụng gỗ keo tràm trong tương lai có thể tạo ra động lực chuyển đổi ngành gỗ Việt Nam, trên cơ sở Việt Nam nỗ lực mở rộng diện tích rừng trồng, theo Tiến sĩ Phúc.
Thứ nhất, Nhà nước đang có hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho người rồng rừng, tập trung vào các loài keo tram nhằm khuyến khích trồng và mở rộng các diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ.
Thứ hai, gỗ keo tràm ngày càng phổ biến, được thị trường chấp nhận và hiện đang được sử dụng rộng rãi tạo các sản phẩm đầu ra, bao gồm các mặt hàng đồ gỗ nội ngoại thất (furniture), ván, dăm gỗ và viên nén. Loại gỗ này ngày càng được thị trường bao gồm xuất khẩu và nội địa chấp nhận.
Do đó, Tọa Đàm Con đường Acacia: Nhân tố mới tạo đột phá trong chuyển đổi ngành gỗ Việt”, sẽ đánh giá thực trạng việc sử dụng gỗ keo tràm trong nước hiện nay, bao gồm trong các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Tọa đàm cũng xem xét tiềm năng trong việc mở rộng việc sử dụng loại gỗ này trong tương lai, cho cả các sản phẩm nội địa, xuất khẩu và thay thế cho các vật liệu ít thân thiện hơn với môi trường, đồng thời thảo luận về các cơ chế, chính sách, hoạt động cần thiết thúc đẩy mở rộng sử dụng nguồn gỗ này trong tương lai.
Gỗ Việt ( Thanh Huyền)
- Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024 (Q-FAIR 2024)
- Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,6% khi triển khai chiến lược lâm nghiệp
- Xuất khẩu gỗ bứt phá ngay trong tháng 1/2024
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hà Lan tăng 93,8%
- Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Tháng đầu năm 2024 thu về gần 1,5 tỷ USD
- MIFF 2024 mang tới trải nghiệm hoàn toàn mới
- Ngành gỗ Bình Định: Đặt mục tiêu xuất khẩu trên tỷ USD năm 2024
- Ngành lâm nghiệp tiềm ẩn khó khăn
- Bộ Nông Nghiệp: Lắng nghe và gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ và lâm sản
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu