Bộ Nông Nghiệp: Lắng nghe và gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ và lâm sản
Chiều ngày 18/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức làm việc với các hội, hiệp hội trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị chủ trì buổi làm việc.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi làm việc.
Thông tin tại cuộc làm việc, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho hay, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2023 đạt 14,07 tỷ USD, mặc dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra do khó khăn từ các thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU, Nhật Bản (lạm phát khiến cầu của các thị trường này bị suy giảm).
Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn đạt con số xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay khi đạt con số khoảng 12,19 tỷ USD, đóng góp tích cực tăng trưởng và xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.
Năm 2023, cả nước đã trồng được khoảng 260.000 ha và 127 triệu phân tán. Diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã được cấp là 455.205 ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân trên 19,2 triệu m3/năm.
Tổng diện rừng toàn quốc hiện nay là 14,79 triệu ha (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tiếp tục duy trì, ổn định ở mức 42,02%.
Cùng trong năm 2023, tổng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng đạt 4.130 tỷ đồng, trong đó lần đầu tiên thu dịch vụ hấp thu và lưu giữ các bon rừng đạt khoảng 1.200 tỷ đồng (đã phân bổ về cho các địa phương 997 tỷ đồng).
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, các ý kiến đóng góp từ các hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản để giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để thúc đẩy ngành lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản phát triển trong thời gian tới.
Thông qua các buổi làm việc, các cơ chế, chính sách được kịp thời kiến nghị để xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các chủ rừng làm tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Chia sẻ về sự đồng hành của Cục Lâm nghiệp nói riêng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian vừa qua, ông Cao Chí Công - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – cho biết, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ đánh giá cao sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2023, đặc biệt là tháo gỡ được vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng, ứng phó với các rào cần kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản.
Vấn đề doanh nghiệp mong muốn để thuê đất trồng rừng đầu tư bài bản, ổn định. Thống nhất chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đa dạng hóa các loại chứng chỉ rừng bền vững.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc 2 cục: Lâm nghiệp, Kiểm lâm cần nghiên cứu kỹ lưỡng các đề xuất, kiến nghị của các hội, hiệp hội, doanh nghiệp để có những giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kịp thời cho các hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng ngày 18/1, trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến Luật Lâm nghiệp, trong đó có Điều 248 đặt ra yêu cầu phải sửa đổi những vướng mắc trong Luật Lâm nghiệp trong thời gian tới.
Về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2023 mặc dù giảm tới 15%, đây là năm đầu tiên trong vòng 20 năm qua của ngành hàng đồ gỗ và lâm sản sụt giảm. Tuy nhiên, xuất siêu của ngành lâm nghiệp đóng góp tới 43% vào xuất siêu của nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam thu được 1.200 tỷ đồng lưu trữ, hấp thụ các bon từ rừng. Mở ra hướng đi mới nhằm khai thác, phát huy đa giá trị từ rừng, đây là một xu thế mới, hướng tiếp cận mới đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Năm 2024 với các chỉ tiêu tăng trưởng phải đạt từ 5 - 5,5%; xuất khẩu lâm sản và gỗ đạt 15,5 tỷ USD; trồng rừng 250 nghìn ha; thu dịch vụ môi trường rừng 3.200 tỷ đồng;…
Để đạt được mục tiêu đó là cả một vấn đề. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu khốc liệt, cơ sở hạ tầng trồng rừng, đất rừng cực kỳ khó khăn. Đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp còn rất khiêm tốn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết luôn đồng hành cùng các hội, hiệp hội và doanh nghiệp cam kết giải quyết các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản trong phạm vi thẩm quyền của Bộ.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động, linh hoạt, sẵn sàng ứng phó với khó khăn, thách thức từ thị trường, đặc biệt là cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, xây dựng các chuỗi sản xuất nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu, chia sẻ rủi ro, lợi ích.
Gỗ Việt
- Ngành gỗ Bình Định xoay xở trước khó khăn
- Việt Nam và Cộng hòa liên Bang Đức tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp
- Bán tín chỉ các-bon rừng theo thỏa thuận ERPA thu về 1.200 tỉ đồng
- Indonesia tăng xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc và các nước khác
- Gỗ và lâm sản vượt khó trong năm 2023
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường đều giảm
- Năm 2023 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra
- Thế khó của FSC trong công nghiệp gỗ Việt Nam
- TavicoHome kích hoạt thị trường mua sắm Tết Giáp Thìn
- Nhập khẩu gỗ tần bì từ EU tăng 7,6% về lượng
-
Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
-
Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
-
Ngành Lâm nghiệp đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với EUDR
-
Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
-
Đáp ứng EUDR đối với sản phẩm gỗ và cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn PEFC EUDR