Năm 2023 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra
Ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra hồi đầu năm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, trong tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 11/2023, giảm 0,7% so với tháng 12/2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 950 triệu USD, tăng 9,5% so với tháng 11/2023 và tăng 8,6% so với tháng 12/2022.
Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỷ USD, giảm 22,9% so với năm 2022.
Mặc dù có tín hiệu phục hồi tích cực trong những tháng gần đây, nhưng tốc độ phục hồi chậm bởi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, nhu cầu vẫn còn thấp, nên tình hình xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhìn chung vẫn trong xu hướng giảm.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nên tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và không thiết yếu, khiến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu khó phục hồi.
Vì vậy, ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra hồi đầu năm.
Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 dự báo chưa thật khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận tới hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.
Khó khăn với ngành gỗ có thể kéo dài khi những yếu tố bất lợi vẫn hiện hữu như khủng hoảng địa chính trị lan rộng, suy thoái kinh tế thế giới, các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi.
Mặc dù, hàng tồn kho tại các thị trường tiêu thụ chính có xu hướng giảm, nhưng đà phục hồi còn tương đối chậm, tiêu dùng toàn cầu vẫn chưa thấy sự phục hồi rõ nét.
Cùng với đó, ngành gỗ vẫn đối mặt với những thách thức như đơn hàng phải cạnh tranh và yêu cầu về mẫu mã, chất lượng càng trở nên cao. Bởi các rào cản thương mại nước ngoài ngày càng khắt khe, các chứng chỉ về quản lý rừng bền vững hay chứng chỉ giảm phát thải các-bon sau này bắt buộc sản phẩm gỗ khi xuất sang thị trường các nước phải tuân thủ. Ví dụ như Nhật Bản yêu cầu phải có chứng chỉ bền vững. Thị trường Đức hiện đang áp dụng nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi nguồn cung, tác động gián tiếp đến nhà sản xuất Việt Nam. Họ yêu cầu doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải cung cấp các chứng nhận liên quan nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải,…
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ còn phải đối diện những thách thức mới như: Cần tuân thủ quy định của EU về chống phá rừng, trách nhiệm giải trình ngành gỗ để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế như Lacey (Mỹ), Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất… Do vậy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024.
Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng triển vọng của ngành gỗ vẫn có tín hiệu tích cực, cụ thể: Dù chưa trở lại được như những năm trước, tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng cho đến hết quý I/2024.
Đây là tin mừng cho ngành gỗ và kỳ vọng năm 2024 xuất khẩu gỗ sẽ phục hồi trở lại; Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp gỗ trong nước. Điển hình như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam, làm gia tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ những nguồn cung gỗ với thuế quan ưu đãi.
Gỗ Việt
- Thế khó của FSC trong công nghiệp gỗ Việt Nam
- TavicoHome kích hoạt thị trường mua sắm Tết Giáp Thìn
- Nhập khẩu gỗ tần bì từ EU tăng 7,6% về lượng
- Sắp diễn ra Lễ hội mua sắm Tết Giáp Thìn trong ngành gỗ
- Năm 2024: Xuất khẩu vào Mỹ sẽ khả quan hơn
- Kế hoạch giá của IKEA sau khi đạt doanh số kỷ lục vào năm 2023 là gì?
- Ngành viên nén gỗ: Thiếu chiến lược dài hơi
- Sắp diễn ra Hội nghị “Thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”
- Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia
- Ấn Độ dự kiến tăng kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm gỗ
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh