Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN): Giảm chi phí nguyên liệu

30/03/2022 13:36
Cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn (LEAN): Giảm chi phí nguyên liệu

Cơn bão giá cứ thăng trầm theo chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, hậu Covid-19 là giai đoạn thúc đẩy giới chủ và các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất, nguyên liệu chiếm một tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Tùy theo loại nguyên liệu sử dụng và dòng sản phẩm mà tỉ trọng có thể chiếm từ 40% – 70% giá thành của sản phẩm.

Triết lý của hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Production) là Faster – Better – Cheaper, nhiều nhà sản xuất (đặc biệt các hội viên trong CLB Lean Six Sigma ngành gỗ) đã làm chủ được hệ thống sản xuất với chi phí cực tiểu. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ vẫn khổ sở trong việc kiểm soát chi phí nguyên liệu nói riêgn.

Chi phí nguyên liệu = (đơn giá nguyên liệu x lượng dùng)

Trong khi đó, đơn giá nguyên liệu do thị trường quyết định, nhà sản xuất không thể can thiệp được. Họ chỉ tác động được “lượng tiêu hao” nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu.

Chỉ số quản lý “Lượng tiêu hao” (còn gọi tỉ lệ hao hụt) chính là “tỉ lệ sử dụng gỗ” (H%). Tỉ lệ sử dụng H% = (m3 gỗ mua sử dụng để có được 1 m3 gỗ tinh chế).

H% nguyên liệu sẽ quyết định đến lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp chế biến gỗ trong mọi hoàn cảnh, không riêng gì hoàn cảnh Covid-19.

Cùng một lượng đầu ra như nhau, doanh nghiệp sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn được gọi là tinh gọn hơn (Leaner), theo Lean manufacturing.

Các doanh nghiệp theo phương thức truyền thống thường chọn cách dễ làm, quan tâm tiêu hao chưa đầy đủ (hoặc không quan tâm) sẽ có lượng hao hụt rất lớn. Doanh nghiệp tinh gọn (Lean) tập trung vào mục đích Faster – Better – Cheaper sẽ có lượng tiêu hao ít hơn và tiến tới chi phí cực tiểu

Lượng tiêu hao được quyết định ở 2 giai đoạn chế biến.

+ Giai đoạn 1: Lọc bỏ các khuyết tật qua cắt, rong, bào phớt…: gỗ mua vào (gỗ thanh hoặc gỗ phách) à tạo ra gỗ qui cách thô (Cutting size). Giai đoạn này lệ thuộc rất lớn vào chọn qui trình sản xuất. Ví dụ: (cắt à rong à bào) hay là (bào – rong – cắt) hay là (bào – cắt – rong). Quá trình đổi mới sáng tạo này sẽ tạo giá trị (Value) vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

+ Giai đoạn 2: ghép, rong, bào tinh: từ gỗ thô Cutting size à tạo qui cách tinh (Finished size). Hao hụt giai đoạn này được quyết định bởi lượng dư phôi chiều dày (thickness), chiều rộng (width) và bí quyết của phương pháp thực hiện quá trình bào (thay đổi phương pháp - Method)

Ở bài này, Gỗ Việt xin giới thiệu với quý độc giả một số cải tiến tiết kiệm nguyên liệu gỗ do hai chuyên gia Lê Phước Vân và Đỗ Văn Khoa đã tiến hành cải tiến ở một số công ty sản xuất đồ gỗ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gỗ Việt hy vọng với các chia sẻ tới từ hai chuyên gia này sẽ giúp cho quý độc giả có góc nhìn rộng hơn trong nỗ lực tiết kiệm nguyên liệu. Tùy theo loại nguyên liệu, Doanh nghiệp lựa chọn qui trình sản xuất tinh gọn để có được NHANH HƠN – TỐT HƠN – RẺ HƠN.

Với phương pháp sản xuất có chi phí cực tiểu của Lean, tiết kiệm nguyên liệu là bắt buộc cho Ban Cải Tiến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chấp nhận dành nguồn lực và thời gian cho cải tiến và đổi mới liên tục sẽ tạo ra lợi nhuận bền vững.

Lê Phước Vân - Đỗ Văn Khoa (Gỗ Việt, số 142 tháng 3 năm 2022)