Công ty gỗ Baillie: Không muốn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường Việt Nam
Là một trong số những doanh nghiệp kinh doanh gỗ cứng hàng đầu ở Mỹ, và cũng đã có mặt tại Việt Nam hơn một thập kỉ qua, Công ty gỗ cứng Baillie tiếp tục có những kế hoạch mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, đặc biệt trong sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tạp chí Gỗ Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Philip Fenwick về các chiến lược phát triển của Baillie trong thời gian tới.
Chúng ta có thể đánh giá một chút về những xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động tới cơ hội kinh doanh của gỗ cứng Hoa Kỳ không thưa ông?
Rõ ràng là mức áp thuế lên 200 tỉ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc của tổng thống Donald Trump đã gây áp lực lớn lên tất cả các bên, với các doanh nghiệp Mỹ nói chung đang kinh doanh tại Trung Quốc, cũng đều bị ảnh hưởng lớn, kể cả với các tranh chấp mậu dịch hiện nay. Các chi phí liên quan đến thuế Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng lên đến 100-120 triệu USD trong năm 2019, với nhiều công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau như thiết bị hay công nghệ hoặc ô tô, mức áp thuế mới sẽ gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho họ trong năm nay.
Thế còn các doanh nghiệp gỗ cứng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Với mức áp thuế như hiện tại, chúng tôi đã gặp những vấn đề nhất định để phát triển kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Chúng tôi đang cố gắng thích nghi với tình thế hiện tại, cố gắng duy trì và giữ được những con số lợi nhuận ở mức độ tốt nhất. Nhưng với tình hình ngày càng căng thẳng như hiện tại, Baillie đã gặp một chút rắc rối, sức mua từ thị trường Trung Quốc đã thấp hơn trước, trong khi các công ty nhập khẩu gỗ Trung Quốc cũng ít tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các doanh nghiêp Mỹ. Chắc chắn là chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều trong các phương án kinh doanh sắp tới ở thị trường này.
Theo ông, sẽ có xu hướng tạm rời bỏ thị trường Trung Quốc để hướng tới các thị trường khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam không?
Tôi nghĩ đó là một xu hướng đang xảy ra, chẳng hạn như do thuế 25% của Mỹ đánh vào ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất Trung Quốc, khai trương các nhà máy ở Việt Nam sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu đối với hầu hết những doanh nghiệp muốn hút khách hàng quốc tế. Nếu đối thủ của bạn đã chuyển địa điểm sản xuất và bạn còn phải mất ít nhất 1 - 2 năm di dời, đó sẽ là vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với công ty từng chần chừ, và tất cả các công ty đều phải hành động mau lẹ để giảm thiểu những rủi ro về kinh doanh. Tuy nhiên, mặt khác, có những công ty đã rời bỏ Trung Quốc từng cho rằng phán đoán của họ là sai và phàn nàn về chi phí di dời quá cao. Và đã có những đánh giá rằng, có một xu hướng đáng chú ý khác trong khoảng thời gian trở lại đây là đôi khi các cơ sở sản xuất được xây dựng tại những nước Đông Nam Á dường như còn lớn hơn cả những nhà máy bị bỏ lại ở Trung Quốc.
Vậy ông đánh giá thế nào về cơ hội kinh doanh của Baillie tại Việt Nam?
Chúng tôi đã có mặt ở đây được một thời gian đủ dài để có thể hiểu rõ về thị trường này, trong thời gian vừa qua, thị trường gỗ ở Việt Nam có rất nhiều những tín hiệu tích cực, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm từ gỗ cứng của Mỹ, các công ty chế biến gỗ cũng tăng khối lượng nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ Mỹ trong những năm qua. Thị trường Việt Nam đang phát triển rất nhanh và rất tốt, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, một số các doanh nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc cũng sang đây để mở nhà máy để sản xuất gỗ xuất khẩu, chúng tôi đang có lợi thế lớn về thị trường này, cũng như những khách hàng tiềm năng ở Việt Nam, cùng sự kết hợp với những đầu mối làm ăn trước đó. Tôi nghĩ trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có bước phát triển vượt bậc so với trước đây.
Chắc chắn là Baillie sẽ có một kế hoạch kinh doanh đặc biệt với thị trường Việt Nam phải không?
Đúng như vậy, chúng tôi đã có mặt ở Việt Nam 15 năm, những thói quen, thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam với các sản phẩm gỗ chúng tôi đều hiểu rõ, và tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam còn rất lớn, chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt như vậy đâu. Chắc chắn là Baillie sẽ có những phương án kinh doanh để tận dụng tối đa những thời cơ hiện tại, nhưng đây là bí mật kinh doanh và chúng tôi chưa thể tiết lộ với các bạn vào lúc này. Tuy nhiên, tôi có thể bật mí một chút rằng, chúng tôi sẽ mang tới thị trường Việt Nam rất nhiều loại gỗ cứng Mỹ để đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
GV 113
- John Chan - Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC: AHEC muốn chung sức phát triển ngành gỗ Việt Nam
- Doanh nghiệp với dự thảo tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ: Lo cho doanh nghiệp ít, lo cho người trồng rừng nhiều
- Công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí: Termize 200SC – bước tiến mới trong diệt mối ngành gỗ
- Xu hướng ngành gỗ: Xây dựng thị trường thương hiệu và thiết kế
- Công ty Cổ phần Tekcom: Phát triển đột phá, thịnh vượng dài lâu
- Công ty TNHH Hoàng Phát: Tìm cơ hội Từ Thị Trường Trung Quốc
- Công ty Cổ phần Tekcom : Lãnh đạo mới, Thương hiệu mới, bước phát triển mới
- CÔNG TY MINH LONG SANG TRỌNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI
- Công ty gỗ Woodsland: Xúc tiến kết nối với Làng nghề gỗ Liên Hà
- Sơn ARiA EOS: Cùng ngành gỗ bảo vệ môi trường
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu