Công ty TNHH Hoàng Phát: Tìm cơ hội Từ Thị Trường Trung Quốc
Cuộc chiến thương mại Trung Quốc và Mỹ vẫn đang nóng lên từng ngày, và những cơ hội đã mở ra với các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam, và có những công ty như Hoàng Phát luôn biết cách để tận dụng được những lợi thế trên để tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường rộng lớn này.
Trung Quốc là thị trường rộng lớn và giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt tới gần 1 tỉ USD, với các sản phẩm chính là dăm mảnh, gỗ bóc, pallet và đồ gỗ mỹ nghệ. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm gỗ nội thất và gỗ ngoại thất xuất vào thị trường này còn tương đối ít, và chưa thật sự tiếp cận được thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Đây là lỗ hổng cần các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khắc phục, đó là suy nghĩ có tính định hướng cho sự phát triển của Công ty TNHH Hoàng Phát của ông Nguyễn Duy Vinh, người chịu trách nhiệm chèo lái con thuyền này cạnh tranh với chính các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường của họ.
Theo ông Nguyễn Duy Vinh, từ lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có thói quen sang Trung Quốc mua hàng về để bán, sử dụng chứ không nghĩ đến việc đưa các sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng sang Trung Quốc để tiêu thụ. Nhưng trong hai năm qua, ông cùng với các cộng sự của mình đã từng bước tiếp cận thị trường này và đạt được những thành công có tính nền tảng, khi chiến thắng được tâm lý sợ hãi cạnh tranh với các doanh nghiệp của nước bạn. Theo ông, chính sách điều hành của Trung Quốc linh hoạt hơn và thông thoáng hơn nhiều so với suy nghĩ của các doanh nghiệp Việt Nam, nếu hiểu được cặn kẽ những luật định này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm thấy cơ hội lớn ở thị trường nội địa Trung Quốc, nhất là khi cuộc chiến thương mại với Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết.
Từ đầu năm 2018, Hoàng Phát đã xuất khẩu tới 5 container 40f sản phẩm gỗ sang Trung Quốc, thu lại được những giá trị lớn về kinh tế, đó là nhờ sự hiểu biết tinh tế về văn hóa sử dụng sản phẩm gỗ, môi trường làm việc và thói quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Và trong những tháng cuối năm, công ty đang đẩy mạnh việc sản xuất các đơn hàng lớn khác để kinh doanh ở thị trường này, khi giá nhân công của Trung Quốc cao gấp 3-4 lần so với giá nhân công Việt Nam, và các doanh nghiệp gỗ của nước này đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng ông Nguyễn Duy Vinh cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng cơ hội kinh doanh tới thị trường Trung Quốc cần tránh những lợi ích kinh tế nhỏ để nhận gia công sản phẩm cho các đối tác nước bạn, vì như thế sẽ đánh mất giá trị nội tại của doanh nghiệp, cũng như khiến chính sản phẩm của mình gặp bất lợi khi cạnh tranh với các đối thủ khác. Trong khoảng 5 năm tới, Hoàng Phát đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao vào thị trường Trung Quốc, và tìm hướng hợp tác với các doanh nghiệp ở đây để khai thác các thị trường lớn hơn như EU hay Mỹ.
GV-107
- Công ty Cổ phần Tekcom : Lãnh đạo mới, Thương hiệu mới, bước phát triển mới
- CÔNG TY MINH LONG SANG TRỌNG DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI
- Công ty gỗ Woodsland: Xúc tiến kết nối với Làng nghề gỗ Liên Hà
- Sơn ARiA EOS: Cùng ngành gỗ bảo vệ môi trường
- Giải 'bài toán' khó nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ
- Đưa chế biến gỗ và lâm sản trở thành một ngành sản xuất mũi nhọn
- Doanh nghiệp Trung Quốc rót vốn vào ngành gỗ Việt Nam
- Phát triển ngành gỗ: Tạo quỹ đất để trồng rừng
- Xây dựng và thí điểm cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại làng nghề chế biến gỗ
- Công ty TEKCOM: Mang sức trẻ ra thế giới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu